Bệnh Celiac hay còn gọi là bệnh không dung nạp gluten xuất hiện ở cả hai giới và có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi. Tuy tỷ lệ mắc không cao nhưng nếu xảy ra, sẽ gây ra những ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe của trẻ về lâu dài. Vì thế trong bài viết dưới đây ba mẹ hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng để phát hiện và được điều trị kịp thời.
1. Bệnh Celiac là bệnh gì?
Là một bệnh lý mà cơ thể phản ứng lại với gluten – một loại protein có trong một số thực phẩm như lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và các chế phẩm từ chúng,…… Nếu trẻ mắc Celiac, protein này có thể làm hỏng niêm mạc ruột và khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng.
Các triệu chứng của bệnh celiac bao gồm:
– Đau bụng
– Tiêu chảy hoặc táo bón
– Nôn mửa
– Trẻ tăng cân kém, thấp bé
– Hay cáu gắt
– Mệt mỏi, suy nhược cơ thể
– Xuất hiện các nốt phát ban da
Những triệu chứng này nếu không được phát hiện kịp thời sẽ để lại những biến chứng khôn lường với trẻ thiếu máu do thiếu sắt, loãng xương, dễ mắc các bệnh về tuyến giáp, đa xơ cứng, ung thư đường ruột.
Nhìn chung các triệu chứng của bệnh Celiac khá giống với các biểu hiện của chứng rối loạn tiêu hóa, dị ứng lúa mì hoặc trẻ nhạy cảm với gluten. Vì thế để xác định chính xác nhất, ba mẹ cần đưa trẻ đến các phòng khám, bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán cụ thể và điều trị bệnh celiac đúng cách.
Ruột bệnh Celiac
2. Nguyên nhân gây ra bệnh Celiac
Nguyên nhân gây bệnh celiac chủ yếu phát triển do di truyền, Nếu bố mẹ hoặc ít nhất 1 người trong gia đình mắc bệnh Celiac thì nguy cơ trẻ bị Celiac sẽ cao hơn so với bình thường.
Bệnh còn có thể xảy ra do yếu tố từ bên ngoài cụ thể trẻ tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố kích hoạt dị ứng, khiến trẻ bị nhiễm trùng và mắc phải.
3. Chế độ ăn cho trẻ mắc bệnh celiac
Trên thực tế, gluten thường không gây hại trừ khi trẻ bị dị ứng hoặc không dung nạp với nó. Nhưng nếu trẻ mắc bệnh celiac, ngay cả một lượng gluten nhỏ nhất cũng có thể gây rắc rối cho sức khỏe của trẻ một chế độ ăn “gluten free” sẽ rất quan trọng, bao gồm cả việc tránh các nguồn gluten ẩn.
– Loại bỏ hoàn toàn nguồn thực phẩm chứa chứa gluten bao gồm: Lúa mì , lúa mạch đen, lúa mạch, mạch nha, tinh bột lúa mì.
– Hãy nhớ đọc tất cả các nhãn thực phẩm hoặc phải tìm hiểu thật kỹ lưỡng để chắc chắn rằng sản phẩm đó “không chứa gluten”. Nếu có thành phần đáng ngờ, tốt nhất nên bỏ qua cho đến khi xác nhận rằng nó không chứa gluten.
– Ngoài ra, gluten cũng là một thành phần xuất hiện trong một số loại thuốc, dược phẩm vì thế trước khi dùng hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo an toàn cho trẻ
Loại bỏ những loại thực phẩm không tốt cho trẻ mắc Celiac
4. Làm sao để cho trẻ ăn một chế độ cân bằng?
Những trẻ mắc bệnh celiac sẽ phải nói không với các loại thực phẩm chứa gluten trong ngũ cốc, bánh mì,……..tuy nhiên chúng lại rất giàu chất xơ, canxi, protein, sắt và một số loại vitamin quan trọng như vitamin E, B1, B2,…… Vì vậy, làm thế nào để đảm bảo rằng trẻ nhận được các chất dinh dưỡng cần thiết để có sức khỏe tốt nhất nếu không ăn được các loại thực phẩm trên?
– Hãy bổ sung thay thế bằng các loại thực phẩm từ gạo, hạt kê, bột năng, diêm mạch…
– Đừng quên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi.
– Thịt đỏ, thịt gà, trứng, cá, các loại đậu, các loại quả hạch là thực phẩm trẻ có thể tiếp nhận hằng ngày.
– Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ từ sữa mẹ, sữa công thức hoặc các chế phẩm từ sữa khác
Giới thiệu cho mẹ Váng sữa Ambrosia từ Anh quốc để bổ sung thêm các dưỡng chất tốt khác cho bữa xế hoàn hảo của trẻ, đặc biệt Ambrosia còn là một trong những sản phẩm không chứa gluten tốt nhất hiện có trên thị trường. Bên cạnh đó, váng sử dụng 100% hương vị tự nhiên, không chứa các chất bảo quản độc hại, màu nhân tạo, hương vị hoặc chất tạo ngọt nhưng vẫn có đầy đủ chất dinh dưỡng từ sữa.
Bổ sung các loại thực phẩm được ghi free – gluten
Điều quan trọng nhất để đảm bảo an toàn cho trẻ và giúp chúng phát triển thật khỏe mạnh trong tương lai, ba mẹ phải luôn để ý và quan sát tất cả các biểu hiện lạ xuất hiện ở trẻ ( trong đó có bệnh Celiac) từ đó mới kịp thời tìm được cách xử lý nhanh chóng để không để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm.
*Thông tin sưu tầm*