Giải pháp hiệu quả cho mẹ để hạn chế trẻ ăn đồ ngọt

Những món ăn vặt ngọt thường có một sức hấp dẫn rất lớn đối với trẻ nhỏ nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều thậm chí mất kiểm soát, món ăn ngon lành này lại không hề có lợi cho sức khỏe của trẻ một chút nào. Vì thế, để tránh sự vòi vĩnh bất đắc dĩ của trẻ, mẹ hãy thử áp dụng 5 cách hạn chế trẻ ăn đồ ngọt dưới đây nhé.

1. Làm thế nào để hạn chế trẻ ăn đồ ngọt?

Trẻ nhỏ ăn nhiều đường có thể gây ra rất nhiều tác hại cho sức khỏe, ví dụ như gây thừa cân béo phì, sâu răng, khiến trẻ bị thiếu chất lười ăn do “no” năng lượng và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiểu đường, tim mạch,……Vì thế nếu trẻ “nghiện” đồ ngọt, ba mẹ hãy thử một số biện pháp dưới đây để trẻ dần tiêu thụ ít đi nhằm đảm bảo có một sức khỏe và sự phát triển tốt nhất.

Không nên để nhiều đồ ngọt trong nhà

Một trong những cách đơn giản nhất để hạn chế trẻ ăn đồ ngọt là tránh để bánh kẹo hay bất cứ loại thực phẩm nào chứa nhiều đường ở trong nhà. Vì bất cứ khi nào thấy đồ ngọt trong tầm mắt, trẻ luôn vòi vĩnh bố mẹ cho ăn, vậy nên thay vì để ở những nơi dễ nhìn thấy như bàn ăn, tivi, phòng của trẻ,……tốt nhất ba mẹ không nên mua đồ ngọt và dự trữ trong nhà quá nhiều tránh để trẻ nhìn thấy và cũng tránh để lâu khiến đồ bị hỏng không tốt cho sức khỏe.

Đừng cho trẻ ăn đồ ngọt nhiều mà hãy chuẩn bị sẵn những thực phẩm lành mạnh hơn đặc biệt là sau những giờ hoạt động năng lượng của trẻ như: sữa ít đường, sữa chua nguyên chất, váng sữa, trái cây, các loại hạt…hoặc tự tay chế biến các món ăn ngon. Như vậy, trẻ vẫn có sự lựa chọn về các đồ ăn nhẹ, nhưng tất cả các thực phẩm đều lành mạnh, tốt cho sức khỏe.


Hạn chế trẻ ăn đồ ngọt bằng việc không nên để đồ ngọt trong nhà

Hạn chế việc sử dụng bánh kẹo làm phần thưởng

Cách hạn chế trẻ ăn đồ ngọt khác là hãy hạn chế việc sử dụng bánh kẹo làm phần thưởng. Đây là thói quen của rất nhiều gia đình hiện nay, khi trẻ làm tốt một việc gì đó, ba mẹ thường lấy bánh kẹo làm “phần thường” nhưng việc này tuyệt nhiên không được khuyến khích nhiều, bởi không những tạo nên thói quen ăn ngọt khó bỏ của trẻ mà còn là tiền lệ xấu để trẻ vòi vĩnh nhiều hơn nữa. Thay vào đó, ba mẹ hãy thử các cách khen thưởng mới, đơn giản nhất là một lời nói khích lệ, một tràng pháo tay, một chiếc ôm hôn….đã đủ để trẻ cảm thấy hài lòng với những việc mình đã làm được.

Hạn chế trẻ ăn đồ ngọt bằng cách giải thích cho trẻ về tác hại của chúng

Khi trẻ đã có thể nói và hiểu được lời ba mẹ nói, hãy giải thích cho chúng về những tác hại của đồ ngọt, có thể bằng một lời “dọa nạt” nhẹ hay cho trẻ xem những hình ảnh về tác hại khi ăn quá nhiều đồ ngọt. Từ đó trẻ sẽ hình thành được ý thức tốt hơn về việc tiêu thụ đồ ngọt.

Giải thích cho trẻ tác hại khi ăn quá nhiều đồ ngọt

Ba mẹ hãy làm gương cho trẻ

Trẻ con thường thích bắt chước những người xung quanh nhất là ba mẹ của mình, Do đó để xây dựng những thói quen ăn uống lành mạnh, nhất là việc hạn chế trẻ ăn đồ ngọt ba mẹ cần làm gương để trẻ “noi theo” thực hiện.

2. Một số lưu ý khi cho trẻ tiêu thụ đường

Với những tác hại trên điều đó không có nghĩa ba mẹ nên cắt hoàn toàn đường ra khỏi khẩu phần ăn của trẻ mà chỉ nên hạn chế trẻ ăn đồ ngọt vì đây vẫn là một nguồn cung cấp năng lượng tốt cho cơ thể để hoạt động và giúp não bộ tư duy nhạy bén. Thay vào đó, hãy hạn chế ở mức tốt nhất có thể để đảm bảo cơ thể vẫn có đủ dinh dưỡng cần thiết và không nên cấm đoán quá mức khiến trẻ sinh “lì”, khó thay đổi.

– Nạp hàm lượng đường phù hợp cho từng độ tuổi khác nhau

– Hạn chế cho trẻ dùng những loại bánh kẹo có đường hóa học, chất tạo màu, hương liệu tổng hợp… Vì những thành phần này thường chứa lượng đường cao

– Hãy quy định về thời gian con được ăn kẹo trong ngày và tần suất mỗi lần ăn

– Nhắc nhở con vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ để tránh bị sâu răng

– Đối với trẻ thừa cân béo phì, hãy giảm lượng tiêu thụ đường xuống mức thấp nhất

– Khi mua thực phẩm, cần đọc kĩ danh sách thành phần để xác định lượng đường bổ sung.


Hạn chế đường cho trẻ

Trên đây là một số mẹo nhỏ dành cho ba mẹ để hạn chế trẻ ăn đồ ngọt quá nhiều

*Thông tin sưu tầm*

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *