13 mốc phát triển của trẻ từ 0 – 2 tuổi mẹ nên nắm rõ

Các mốc phát triển của trẻ là các tiêu chí quan trọng để đánh giá xem trẻ có đạt được đúng “lịch trình” tăng trưởng hay không. Tuy nhiên mỗi trẻ lại một thể trạng khác nhau. có trẻ sớm hơn, cũng có trẻ sẽ muộn hơn một chút so với những đứa trẻ khác, vì thế, những mốc phát triển dưới đây sẽ chỉ là tương đối nhưng ba mẹ vẫn cần phải nắm rõ cũng như kịp thời giúp trẻ phát triển đúng hướng nếu bị chậm trễ.

1. Khi được 1 tháng

– Cố gắng nhấc đầu lên khỏi mặt đất khi nằm sấp

– Bớt khóc khi được bế và trò chuyện

2. Mốc phát triển của trẻ 2 tháng tuổi

– Nở nụ cười đầu tiên, đáp lại

– Phát âm, ríu rít và thủ thỉ

– Theo dõi các vật thể bằng mắt di chuyển qua tầm nhìn

– Nhận thức được những ngón tay của chính mình

– Nhận ra được bố mẹ


Trẻ 2 tháng tuổi biết làm gì?

3. Mốc phát triển của trẻ 3 tháng

– Trẻ có thể ngẩng đầu lên trong vài phút khi được đỡ ngồi dậy

– Nhìn chăm chăm vào một đối tượng di chuyển chậm trong phòng

– Sử dụng nhiều âm thanh và cử chỉ như “cuộc trò chuyện”

4. Khi được 4 tháng

Các mốc phát triển của trẻ trong giai đoạn 4 tháng như sau:

– Lắc một cái lục lạc để tạo ra tiếng ồn

– Bắt đầu lăn từ trước ra sau

– Chú ý đến những vật nhỏ hơn

– Dùng miệng cắn, gặm đồ chơi

5. Khi được 5 tháng

– Có thể kiểm soát đầu và giữ đầu thẳng đứng, mặc dù vẫn hơi loạng choạng

– Dần biết cách đối thoại với ai đó đang nói chuyện với bé

– Sử dụng tay thuần thục để chơi với đồ chơi

6. Mốc phát triển của trẻ 6 tháng tuổi

– Tự ngồi thẳng đứng mà không cần sự hỗ trợ từ người khác

– Có phản ứng, lắng nghe khi người khác gọi tên

– Thích tự mình tạo ra những âm thanh vui nhộn

– Hành động nhút nhát với người lạ và thể hiện sự sợ hãi

Bé đạt cột mốc phát triển 6 tháng tuổi

7. Khi được 7 tháng

– Chụp muỗng khi mẹ đút đồ ăn

– Lăn và chỉnh đúng vị trí để bò

– Cầm một chiếc cốc có hai tay cầm và uống từ nó

– Bốc thức ăn để ăn hoặc chơi

8. Mốc phát triển của trẻ 8 tháng tuổi

– Bắt đầu nhặt đồ vật bằng ngón tay cái và ngón trỏ (nắm gọng kìm)

– Thường xuyên chuyền đồ vật từ tay này sang tay kia

– Bắt đầu hiểu nghĩa của một số từ

9. Khi được 9 tháng

– Bắt đầu tự kéo mình đứng dậy

– Tìm kiếm một đồ vật bị ẩn

– Giữ một sợi dây và kéo một món đồ chơi

– Nhận ra chính mình trong gương

10. Mốc phát triển của trẻ 10 tháng tuổi

– Giao tiếp bằng cử chỉ

– Vẫy tay chào tạm biệt

– Đập các đồ vật vào nhau

– Vịn vào các đồ vật để di chuyển

– Đưa tay ra khi muốn được bế hoặc đón


Bé 10 tháng tuổi

11. Khi được 11 tháng

– Ngồi xuống từ đứng

– Có thể đi một quãng khá xa

12. Mốc phát triển của trẻ khi được 12 tháng

– Đứng mà không cần hỗ trợ

– Đặt các đối tượng vào một thùng chứa

– Nói bập bẹ được vài lời

– Biết đẩy để từ chối những món không thích

– Biết chia sẻ đồ chơi

13. Trong độ tuổi từ 1 đến 2

Mốc phát triển ở trẻ từ 1 – 2 tuổi vẫn có sự tăng trưởng với tốc độ chóng mặt, nhằm đạt được những bước tiến lớn trong việc phát triển các kỹ năng nhận thức, vận động, xã hội và giao tiếp.

– Trẻ bắt đầu biết đi không cần trợ giúp (thường là 11-18 tháng)

– Khi đã biết bò lên lầu (12-15 tháng)

– Bắt đầu tự xúc ăn bằng thìa (15-18 tháng)

– Tự mặc quần áo (15 tháng)

– Có thể chơi một mình trong thời gian ngắn (18 tháng)

– Nhận biết một số bộ phận cơ thể (18 tháng)

– Bắt đầu thể hiện sở thích của bàn tay (18 tháng)

– Trèo vào ghế để ngồi (18 tháng)

– Chỉ và gọi tên đồ vật (18 tháng)

– Có thể chạy (2 tuổi)

– Những từ vẫn ngọng nghịu và sử dụng nhiều câu ngắn gọn ( 2 tuổi)

Hy vọng thông qua bài viết này ba mẹ đã biết được những mốc phát triển quan trọng của trẻ từ sơ sinh đến khi 2 tuổi. Trong suốt những giai đoạn này ba mẹ nên chú ý bổ sung nhiều dưỡng chất quan trọng từ sữa mẹ, sữa công thức, thực phẩm ăn dặm và đừng quên Ambrosia nhé.

*Thông tin sưu tầm*

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *