Thời gian bảo quản thức ăn cho trẻ trong tủ lạnh tối đa là bao lâu?

Thực phẩm bị hỏng do quá thời hạn có thể gây ra những vấn đề sức khỏe không tốt đối với trẻ, trong khi đó nhiều gia đình lại thường có thói quen tích trữ nhiều thực phẩm trong tủ lạnh, vì thế việc nắm rõ thời gian bảo quản thức ăn cho trẻ sẽ giúp cho việc sử dụng tốt hơn cho sức khỏe đồng thời tránh tình trạng lãng phí. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé.

1. Thời gian tối đa bảo quản thức ăn cho trẻ trong tủ lạnh

Mỗi loại thực phẩm khác nhau đều sẽ có thời gian bảo quản trong tủ lạnh tối đa riêng. Nhưng hầu hết đều có điểm chung là không thể bảo quản quá lâu

Vì những lý do như các vi sinh vật ưa nhiệt độ thấp vẫn có thể tồn tại trong môi trường tủ lạnh, nhiễm khuẩn chéo giữa các thực phẩm với nhau, thực phẩm có thể tự sản sinh ra các chất gây hại nếu để lâu,……từ đó khi sử dụng đặc biệt là với trẻ nhỏ sẽ gây ra một số tình trạng không tốt đối với hệ tiêu hóa và lâu dần là sức khỏe.

Vậy thời gian bảo quản thức ăn cho trẻ trong tủ lạnh là bao lâu?

Trứng

Đối với trứng chỉ nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, không bảo quản trong ngăn đông sẽ không thể dùng được.
– Trứng nguyên vỏ: 3 – 5 tuần
– Trứng nấu chín: 1 tuần

Thời gian bảo quản thức ăn cho trẻ với nhóm thực phẩm từ thịt

– Thịt heo: Ngăn mát từ 3 – 5 ngày, ngăn đông từ 4 – 12 tháng

– Thịt bò: Ngăn mát 3 – 5 ngày, ngăn đông 4 – 12 tháng

– Thịt heo, thịt bò nướng: Ngăn mát 3 – 5 ngày, ngăn đông 4 – 12 tháng

– Thịt xông khói: Ngăn mát 1 tuần, ngăn đông 1 tháng

– Các loại thịt xay: Ngăn mát 1 – 2 ngày, ngăn đông 3 – 4 tháng

– Giăm bông: Ngăn mát 1 tuần, ngăn đông 1 – 2 tháng

– Xúc xích: Ngăn mát 1 tuần, ngăn đông 1 – 2 tháng

– Gà nguyên con: Ngăn mát 1 – 2 ngày, ngăn đông 12 tháng

– Thịt gà chặt: Ngăn mát 1 – 2 ngày, ngăn đông 9 tháng

– Lòng phèo, tim, gan,…: Ngăn mát 1 – 2 ngày, ngăn đông 3 – 4 tháng


Thời gian bảo quản các loại thịt

Thời gian bảo quản các loại hải sản

– Cá sống nguyên con: Ngăn mát 1 – 2 ngày, ngăn đông 2 – 3 tháng

– Cá đã nấu chín: Ngăn mát 3 – 4 ngày, ngăn đông 4 – 12 tháng

– Cá đã lóc xương: Ngăn mát 1 – 2 ngày, ngăn đông 2 – 3 tháng

– Cá xông khói: Ngăn mát 10 ngày, ngăn đông 3 tháng

– Tôm: Ngăn mát 1 – 2 ngày, ngăn đông 3 – 6 tháng

– Nghêu, sò, ốc,…: Ngăn mát 1 – 2 ngày, ngăn đông 2 – 3 tháng

– Mực: Ngăn mát 2 ngày, ngăn đông 3 – 6 tháng

– Cua: Ngăn mát 2 – 3 ngày, ngăn đông 10 tháng

– Hàu: Ngăn mát 5 ngày, ngăn đông 2 – 3 tháng

Thời gian bảo quản thức ăn cho trẻ với nhóm thực phẩm từ rau củ quả

Đối với rau củ quả tươi mẹ chỉ nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, nếu để trong ngăn đông sẽ bị chín, nhiều nước sẽ không thể dùng được. Còn nếu mẹ vẫn muốn bảo quản trong ngăn đông, rau củ quả nên được nấu chín và xay nhuyễn rồi đựng trong hộp khay để bảo quản. Thời gian bảo quản thức ăn cho trẻ với nhóm thực phẩm từ rau củ quả tươi như sau:

– 2-3 ngày: cải bắp, măng tây, chuối chín…

– 3-5 ngày: hành lá, bông cải xanh, đậu Hà Lan…

– 1 tuần: rau lá xanh, nấm, tỏi tây, rau diếp, ớt, bí ngô, đậu, súp lơ, dưa chuột…

– 1 – 2 tuần: cần tây, chanh tươi…

– 2 tuần: củ cải, cà rốt, củ cải…


Thời gian bảo quản các loại rau củ

>>>Xem thêm: Cách bảo quản rau củ đúng cách

Một số các loại thực phẩm khác

Đối với những loại thực phẩm như sữa chua, váng sữa, bơ,…….thời hạn bảo quản từng loại sẽ được ghi trên bao bì rõ ràng, ví dụ đối với váng sữa Ambrosia sau khi đã mở nắp, phải bảo quản lạnh và dùng hết trong 24h. Một đặc điểm nổi bật của Ambrosia là thuộc dòng váng nguội nên khi chưa mở nắp mẹ có thể để ở môi trường phòng thường, không cần để lạnh với thời hạn là 2 tháng.

2. Một số lưu ý khi bảo quản thức ăn cho trẻ trong tủ lạnh?

Cách bảo quản thức ăn cho trẻ trong tủ lạnh rất quan trọng, điều này sẽ quyết định rất lớn đến độ an toàn của thực phẩm cũng như thời hạn hết hạn. Vì thế, có rất nhiều điều ba mẹ cần lưu ý và thực hiện đúng khi bảo quản như sau:
– Phân loại thực phẩm để tránh tình trạng lây nhiễm chéo

– Bảo quản thức ăn cho trẻ lưu ý để thức ăn sống riêng biệt với thức ăn cũ

– Làm lạnh thực phẩm một cách an toàn bằng việc không để thức ăn vẫn còn quá nóng vào tủ lạnh

– Chọn loại hộp bảo quản chắc chắn, an toàn đối với sức khỏe

– Đặt nhiệt độ phù hợp để bảo quản từng loại thực phẩm, ngăn mát 4 độ C, ngăn đông – 18 độ C

– Sắp xếp thực phẩm một cách hợp lý

– Không để quá nhiều đồ trong tủ lạnh

– Bảo quản kỹ những thực phẩm gây mùi

– Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên


Một số lưu ý khi bảo quản thực phẩm trong thực phẩm

Để sức khỏe của bé luôn được đảm bảo cũng như nhận đủ các dưỡng chất dinh dưỡng tốt nhất từ các loại thực phẩm trên mẹ hãy nắm rõ về thời gian bảo quản thức ăn cho bé như trên nhé.

*Thông tin sưu tầm*

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *