Muốn con khỏe mạnh và phát triển toàn diện nhiều ba mẹ thường chỉ quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng và chất lượng của từng món ăn, điều này đúng nhưng chưa thật sự đủ, khi vấn đề về thói quen ăn uống cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng hấp thụ của trẻ hỗ trợ cho sự tăng trưởng tốt. Trong đó, việc cho trẻ ăn quá lâu là sai lầm mà nhiều gia đình thường mắc phải, điều này để lại rất nhiều hệ quả xấu đặc biệt đối với trẻ đang biếng ăn. Vậy những tác hại đó là gì và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu nhé.
1. Thời gian trẻ ăn một bữa nên kéo dài bao lâu?
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng, một bữa ăn của trẻ chỉ nên kéo dài trong vòng 30 phút với bữa chính và khoảng 20 phút với bữa ăn phụ. Nếu thời gian này bé chưa ăn xong hoặc ăn quá chậm, ba mẹ vẫn nên dừng bữa ăn và tiếp tục cho trẻ ăn đầy đủ vào những bữa ăn sau đó.
2. Trẻ ăn quá lâu gây ra những tác hại gì?
Có nên cho trẻ ăn quá lâu? Nhiều ba mẹ với tâm lý muốn con ăn hết tất cả thức ăn đã chuẩn bị để bổ sung được các dưỡng chất cần thiết và đầy đủ mà thường kéo dài bữa ăn đến vài tiếng đồng hồ, tuy nhiên cho trẻ ăn quá lâu có thể gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển tốt nhất
– Nếu trẻ ăn quá lâu hơn 30 phút lúc này thức ăn cũng đã nguội, thậm chí còn bị vữa không giữ được hương vị như ban đầu. Điều này khiến trẻ càng khó ăn hơn nữa và không muốn tiếp nhận. Nếu để tình trạng này xảy ra trong khoảng thời gian dài trẻ sẽ trở nên biếng ăn và bỏ bữa với tần suất nhiều hơn.
Trẻ ăn quá lâu gây ra những tác hại gì đối với trẻ
– Trẻ nhỏ thường sẽ ăn theo nhu cầu của bản thân nghĩa là khi trẻ muốn ăn thì sẽ ăn một cách nhanh chóng và lấy đủ năng lượng cần thiết rồi sẽ ngừng việc ăn lại ngay lập tức. Vì thế, nếu ba mẹ tiếp tục ép trẻ ăn hoặc dỗ dành trẻ ăn quá lâu chỉ để ăn hết thức ăn sẽ khiến trẻ vô cùng khó chịu, chán đồ ăn. Lâu dần tình trạng này sẽ làm bé mất hứng thú khi ăn và dẫn đến biếng ăn.
– Hơn 30 phút là khoảng thời gian rất lâu đối với trẻ trong khi đó có rất nhiều các hoạt động vui chơi thú vị xung quanh thu hút trẻ do đó nếu cứ tiếp tục kéo dài như vậy, trẻ khó tập trung được vào bữa ăn từ đó có thể hình thành thói quen ngậm thức ăn trong miệng gây ảnh hưởng đến răng miệng cũng như hệ tiêu hóa.
– Trẻ ăn quá lâu có thể khiến ba mẹ mất kiên nhẫn mà dẫn đến việc quát mắng trẻ. Trong khi một bữa ăn cần là khoảng thời gian vui vẻ, thoải mái đối với trẻ để tiếp nhận thức ăn thì trẻ lại phải nghe ba mẹ quát mắng dẫn đến cảm giác khó chịu, giận dỗi, thậm chí là sợ hãi khi ăn. Bữa ăn kéo dài quá lâu dẫn đến những ảnh hưởng về tâm lý, khiến bé thấy lo sợ mỗi khi đến giờ ăn và không hứng thú muốn ăn.
Không nên cho trẻ ăn quá lâu
3. Làm thế nào để khắc phục tình trạng này?
Các biện pháp khắc phục tình trạng trẻ ăn quá lâu như sau:
– Hãy tập cho con thói quen ăn uống tốt bằng cách cố định bữa ăn vào một khung giờ nhất định và ăn trong khoảng 30 phút. Nếu kéo dài hơn thời điểm này hãy dừng bữa ăn lại.
– Trong mỗi bữa ăn, ba mẹ cũng nên đặt nặng vấn đề ăn uống hãy kiên nhẫn thêm một chút, không quát mắng cũng không chiều chuộng quá mức luôn để trẻ ở tâm lý thoải mái nhất có thể.
– Không nên cho trẻ vừa ăn vừa chơi đồ chơi, xem tivi, điện thoại,…hoặc đi ăn rong, sự tập trung của trẻ sẽ dồn hết về những hoạt động thú vị xung quanh mà quên đi việc ăn. Tốt nhất, hãy cho trẻ ăn cùng gia đình, trò chuyện vui vẻ sẽ làm tâm lý trẻ thoải mái và học được nhiều thói quen ăn uống tốt.
– Việc trẻ ăn quá chậm có thể do món ăn trẻ không thích ăn, vì thế ba mẹ nên chú ý hơn và nhận biết được sở thích của trẻ về các loại thực phẩm hay món ăn trẻ yêu thích từ đó điều chỉnh thực đơn sao cho phù hợp nhất với nhu cầu. Với những món ăn trẻ không thích ba mẹ không nên nấu nhiều mà chỉ nấu với một lượng nhỏ để cho trẻ thử dần dần.
– Đối với những bé biếng ăn hay ăn chậm, ba mẹ nên cho bé ăn ba bữa chính và một số bữa ăn nhẹ vào giờ bình thường giữa các giờ ăn chính mỗi ngày, khoảng cách giữa các bữa ăn chính và thời gian ăn nhẹ là từ hai đến ba giờ.
– Ba mẹ không nên yêu cầu trẻ ăn nhanh hơn để ăn được nhiều. Sự thúc ép như vậy có thể khiến trẻ cảm thấy căng thẳng và chán ăn.
Khắc phục tình trạng trẻ ăn quá lâu
Để trẻ khỏe mạnh và phát triển tốt nhất, ba mẹ hãy cố gắng không để trẻ ăn quá lâu và hình thành những thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học ngay từ khi còn nhỏ nhé.
*Thông tin sưu tầm*