Ba mẹ ghim 5 lưu ý quan trọng khi bổ sung canxi cho trẻ

Canxi là khoáng chất có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt với đối tượng trẻ nhỏ. Canxi góp phần hình thành và phát triển hệ xương khớp tăng trưởng khỏe mạnh, nhờ đó trẻ đạt được chiều cao lý tưởng và tránh một số bệnh lý liên quan đến hệ xương. Tuy nhiên, khi bổ sung canxi cho trẻ ba mẹ đừng quên 7 lưu ý quan trọng dưới đây để việc cung cấp đạt hiệu quả cao hơn.

1. Nhận biết dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ

Khi nhận thấy những dấu hiệu dưới đây, ba mẹ có thể nghĩ ngay đến việc cơ thể trẻ đang thiếu canxi và cần được bổ sung đủ hàm lượng cần thiết theo độ tuổi

– Trẻ biếng ăn, chán ăn, ăn không ngon miệng

– Khó ngủ, ngủ không ngon giấc, hay khóc và giật mình trong đêm

– Trẻ thường xuyên bị đổ mồ hôi vào ban đêm

– Trẻ biết đi muộn hơn và có biểu hiện biến dạng xương khớp

– Răng mọc chậm hay bị sâu răng

– Hay đau nhức chân, bị chuột rút

– Hệ miễn dịch suy yếu khiến trẻ dễ ốm vặt

– Trẻ nhận thức chậm, khó thích ứng với môi trường xung quanh

– Rụng tóc vành khăn

Tuy nhiên trước khi bổ sung canxi cho trẻ, ba mẹ nên đưa trẻ đến các bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được thăm khám chính xác cũng như nhận được tư vấn về chế độ ăn uống và bổ sung.


Dấu hiệu trẻ thiếu canxi

2. Bổ sung canxi với liều lượng thích hợp

Bổ sung canxi cho trẻ đúng cách cần chú ý đến liều lượng vì thừa canxi hay thiếu canxi đều có thể gây ra những tác động không tốt đối với sức khỏe và khả năng tăng trưởng hiệu quả ở trẻ. Để loại bỏ 2 khả năng trên, ba mẹ cần nắm rõ về hàm lượng canxi thích hợp đối với trẻ trong từng độ tuổi khác nhau để “cân đo đong đếm” chính xác về việc bổ sung phù hợp với nhu cầu.

Vậy bổ sung canxi cho bé bao nhiêu là đủ? Theo Tổ chức Y tế Thế giới – WHO, ở mỗi giai đoạn phát triển sẽ có sự khác nhau về nhu cầu canxi:

– Trẻ dưới 6 tháng: 300mg/ngày

– Từ 7 – 12 tháng: 400mg/ ngày

– Từ 1 – 3 tuổi: 500 mg/ngày

– Từ 4 – 6 tuổi: 600 mg/ngày

– Từ 7 – 9 tuổi: 700 mg/ngày

– Từ 10 – 24 tuổi: 1000 – 1.200 mg/ngày

3. Đa dạng phương thức bổ sung canxi cho trẻ

Có rất nhiều cách bổ sung canxi cho trẻ đơn giản và hiệu quả. Cụ thể

– Bổ sung qua thực phẩm tự nhiên: Bổ sung canxi cho trẻ nên ăn gì? Những loại thực phẩm giàu canxi có thể kể đến có nguồn gốc tự nhiên như tôm, cua, cá, sò, cải xoăn, cần tây, bắp cải, các loại đậu, rau có lá xanh sẫm ( rau chân vịt, rau bồ ngót, củ cải, cải búp,…), ngũ cốc, hạnh nhân,……..

– Bổ sung từ sữa và các chế phẩm từ sữa: Nguồn bổ sung canxi cho trẻ dồi dào nhất không thể không nói đến sữa và các chế phẩm từ sữa. Chỉ với một khẩu phần ăn hằng ngày với nhóm thực phẩm này, trẻ đã được “nạp” cơ bản hàm lượng canxi phù hợp. Sữa mẹ, sữa công thức, sữa tươi rất tốt với trẻ. Các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua và đặc biệt là váng sữa với dòng váng Ambrosia Mini Custard từ Anh quốc chú trọng bổ sung canxi, vitamin D tốt cho sự phát triển xương, răng của trẻ đồng thời váng ít chất béo, chỉ chứa khoảng 3% chất béo nên mẹ hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng


Váng Ambrosia cung cấp canxi và vitamin D

– Bổ sung qua thực phẩm chức năng: Những yếu tố để chọn được một sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ bổ sung canxi cho trẻ hiệu quả và an toàn nhất bao gồm thương hiệu uy tín, nguồn gốc rõ ràng, kiểm tra thành phần của sản phẩm và sử dụng đúng liều lượng được quy định

4. Thời điểm bổ sung canxi cho trẻ thích hợp

Bổ sung canxi cho trẻ vào thời điểm nào? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, canxi phát huy hiệu quả hấp thụ cao nhất khi được bổ sung vào buổi sáng từ 7 – 8h. Lưu ý không cho trẻ uống canxi vào thời điểm sau 14h chiều hoặc vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ gặp phải tình trạng tích tụ. Hình thành ra Canxi Oxalat và là chất gây ra một số bệnh nguy hiểm với cơ thể như sỏi thận, sỏi tiết niệu…

5. Tránh cho trẻ ăn quá mặn

Ít người biết rằng, trẻ ăn quá mặn chính là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu hụt canxi thường gặp trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất. Ăn mặn không chỉ có tác động không tốt đến nhiều bộ phận, việc ăn quá mặn khiến cơ thể có hàm lượng natri cao, từ đó làm giảm khả năng hấp thu canxi. Hơn nữa, khi ăn mặn trẻ có xu hướng uống nước nhiều hơn dẫn đến việc đi vệ sinh nhiều, điều này sẽ khiến cho các ion quan trọng trong đó có canxi bị đào thải mạnh mẽ ra bên ngoài.


Không nên cho trẻ ăn quá mặn 

Vì thế, ba mẹ nên tập cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh, tránh nấu ăn quá mặn, tránh các thực phẩm nhiều muối, đặc biệt là thực phẩm chế biến sẵn.

Lưu ý những điều trên, ba mẹ có thể yên tâm bổ sung canxi cho trẻ đạt được hiệu quả mong muốn.

>>>Xem thêm: Phân biệt còi xương và suy dinh dưỡng ở trẻ

*Thông tin sưu tầm*

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *