Trẻ nhỏ có sự phát triển nhanh chóng nhất về trí não với khả năng tiếp thu, ghi nhận, ghi nhớ và lưu trữ vô cùng hiệu quả. Vì thế hãy tận dụng khoảng thời gian này để áp dụng trò chơi cho trẻ – một trong những phương pháp được nhiều chuyên gia đánh giá cao không chỉ tạo cơ hội để ba mẹ rèn luyện được cho trẻ những kỹ năng về tư duy, học hỏi, thêm những kỹ năng phát triển về vận động, cảm xúc, cư xử trong môi trường vui vẻ, thoải mái mà còn gia tăng tình gắn kết sâu sắc giữa ba mẹ và con cái. Cùng khám phá ngay những ý tưởng trò chơi hữu ích dành cho trẻ nhé.
1. Ý tưởng trò chơi cho trẻ giúp tăng kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng khi nó ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và thành công sau này của trẻ. Thông qua việc giao tiếp, trẻ có thể nâng cao khả năng ngôn ngữ vận dụng linh hoạt, nâng cao trí tưởng tượng phong phú và cách thức diễn đạt của mình. Đồng thời việc giao tiếp được nâng cao sẽ giúp trẻ học hỏi, khám phá được rất nhiều điều thú vị xung quanh và trang bị một số kiến thức cần khi trưởng thành.
Các trò chơi cho trẻ giúp phát triển kỹ năng giao tiếp:
– Trò chơi đóng kịch
– Dạy trẻ kỹ năng kể chuyện
– Trò chơi rèn luyện trí nhớ cho trẻ với việc nhập vai vào một vị trí nào đó
– Cho trẻ đến các khu vui chơi và tham gia các trò chơi đồng đội
Trò chơi tăng khả năng giao tiếp cho trẻ
2. Kỹ năng ghi nhớ
Với trẻ nhỏ, khả năng ghi nhớ tốt được sử dụng để nâng cao kết quả học hỏi của trẻ với mọi điều xung quanh và phục vụ cho việc học tập có hiệu quả sau này. Vì thế để tăng cường trí nhớ và trí não của trẻ phát triển, thông qua những trò chơi cho trẻ tập trung vào các hoạt động tập trung, tư duy, lên kế hoạch và mang đến trải nghiệm thú vị, ba mẹ có thể rèn luyện khả năng này ngay khi còn nhỏ.
Các trò chơi cho trẻ tại nhà để tăng kỹ năng ghi nhớ như sau:
– Trò chơi lật hình ghép tranh: Cần chuẩn bị các tấm thẻ ảnh để ghép với nhau tạo thành bức ảnh hoàn chỉnh. Xáo trộn toàn bộ các tấm thẻ ảnh. Sau đó rải thẻ ra và đặt úp xuống mặt bàn. Trẻ sẽ chọn 2 thẻ một lần một cách ngẫu nhiên.
– Trò chơi tìm điểm khác biệt: Cần chuẩn bị hai bức tranh gần giống nhau, chỉ khác nhau ở vài điểm. Trẻ quan sát cả hai bức tranh thật cẩn thận để tìm ra điểm khác biệt giữa chúng. Mỗi lần trẻ phát hiện ra điểm khác biệt thì dùng bút khoanh tròn vào vị trí đó.
– Trò chơi cho trẻ với cách tìm đồ vật biến mất: Cần chuẩn bị một số vật dụng gia đình nhỏ gọn như thìa, đũa, khăn, chìa khóa, điều khiển tivi… Hoặc ba mẹ có thể tận dụng những món đồ chơi quen thuộc của trẻ như búp bê, thú bông, ôtô, mô hình các con vật….Hãy yêu cầu trẻ quan sát các vật dụng, đồ chơi đã chuẩn bị. Ba mẹ cùng trẻ gọi tên, mô tả màu sắc, hình dáng, công dụng của từng món.
– Trò chơi ghi nhớ các chi tiết trong hình: Cần chuẩn bị một bức tranh nhiều chi tiết có chứa hình ảnh con người, đồ vật, con vật, cây cỏ…Nhiệm vụ của trẻ là quan sát bức tranh và xác định số lượng hay tên gọi các hình ảnh nhân vật có trong tranh. Ba mẹ sẽ đặt câu hỏi và yêu cầu trẻ ghi kết quả ra giấy.
Ý tưởng trò chơi tăng khả năng ghi nhớ
3. Ý tưởng trò chơi cho trẻ tăng kỹ năng vận động
Muốn trẻ phát triển thể chất bên cạnh việc chăm sóc về dinh dưỡng, ba mẹ hãy có thêm những ý tưởng trò chơi giúp năng cao khả năng vận động, tăng cường sự dẻo dai, tính linh hoạt và hỗ trợ sức khỏe tốt nhất.
– Trò chơi lăn bóng: Chuẩn bị một quả bóng cao su cỡ lớn, vừa tầm của trẻ. Cho trẻ đẩy hoặc lăn bóng tập thể thao quanh nhà.
– Trò chơi vượt chướng ngại vật: Mẹ cần chuẩn bị đường hầm đồ chơi, gối và chăn mền hoặc lều cho trẻ. Sau đó đặt nhiều gối liên tiếp nhau trên sàn nhà để hình thành con đường. Đặt đường hầm đồ chơi ở cuối con đường bằng gối. Sau đường hầm, bạn có thể đặt một chiếc lều nhỏ với nhiều đồ chơi mà trẻ thích.
– Nhảy lò cò: Trò chơi dân gian này vô cùng đơn giản. Dùng phấn vẽ các ô trên sàn với số lượng mà bạn thích. Ghi số hay chữ cái vào các ô trên. Trẻ sẽ đứng tại vị trí bắt đầu và nhảy vào ô mà bé chọn.
Trò chơi tăng khả năng vận động
Hy vọng với những gợi ý trò chơi cho trẻ này ba mẹ và trẻ có thể vừa có được những giây phút thư giãn, vui vẻ vừa rèn luyện được những kỹ năng phát triển quan trọng.
>>>Xem thêm: Hoạt động vui chơi và phát triển tốt nhất cho trẻ 8 tháng tuổi
*Thông tin sưu tầm*