Xây dựng tháp dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm dưới 1 tuổi như thế nào?

Trẻ bước vào độ tuổi ăn dặm, lúc này việc cân bằng dinh dưỡng giữa các nhóm thực phẩm khác nhau vô cùng quan trọng nếu muốn trẻ có được sự phát triển tốt nhất, khả năng hấp thu hiệu quả và tăng trưởng một cách khỏe mạnh. Để làm được điều này, mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và khoa học thông qua tháp dinh dưỡng nhằm minh họa cho lượng thức ăn tương thích với độ tuổi của trẻ ở thời điểm hiện tại. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Ambrosia tìm hiểu về tháp dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm dưới 1 tuổi nhé.

1. Tháp dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm dưới 1 tuổi

Trẻ ăn dặm dưới 1 tuổi sẽ nằm trong giai đoạn từ 6 – 12 tháng tuổi. Dưới 6 tháng tuổi không phải là giai đoạn thích hợp để trẻ bắt đầu giai đoạn ăn dặm do thức ăn chính của trẻ lúc này vẫn từ sữa mẹ hoặc sữa công thức công thêm hệ tiêu hóa vẫn còn khá non nớt.

Tháp dinh dưỡng hay còn được gọi là kim tự tháp dinh dưỡng được xây lên nhằm cung cấp thông tin về các loại thực phẩm cần bổ sung cũng như số lượng tiêu thụ thích hợp với nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người, đối với trẻ cũng vậy, việc xây dựng tháp dinh dưỡng cân đối vô cùng cần thiết.

Dựa theo mô hình kim tự tháp, tháp thức ăn dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm sẽ bao gồm: Phần đáy là phần rộng nhất thể hiện cho nhóm thực phẩm cần thiết nhất cần được bổ sung cho trẻ, càng lên cao số lượng bổ sung các nhóm thực phẩm sẽ giảm dần cho đến phần chóp nhọn nhất thuộc nhóm thực phẩm nên hạn chế ăn nhiều nhất.


Tháp dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm dưới 1 tuổi

2. Tháp dinh dưỡng bao gồm nhóm thực phẩm nào?

Thông thường tháp dinh dưỡng cho trẻ sẽ bao gồm 5 tầng tương ứng với các nhóm thực phẩm như sau:

Phần đáy: Nhóm tinh bột như ngũ cốc, đường chế biến các loại

Nằm ở đáy kim tự tháp vì thế nhóm tinh bột được xem là nhóm thực phẩm cần thiết và cần được bổ sung nhiều nhất.

Thực phẩm thuộc nhóm tinh bột không chỉ cung cấp cho trẻ đa dạng các loại vitamin, khoáng chất, chất xơ mà còn mang đến nguồn năng lượng dồi dào giúp trẻ khỏe mạnh cho những hoạt động vui chơi, học tập, khám phá suốt ngày dài.

Thực phẩm chứa nhiều tinh bột có thể kể đến:

– Cơm trắng, cơm gạo lứt, bánh mì, bánh mì nâu,…

– Các loại đậu: đậu hà lan, đậu nành, đậu đen,…

– Yến mạch, hạt diêm mạch,…..

– Khoai lang, khoai tây, củ dền, bí đỏ, ngô,….

– Các loại trái cây có nhiều tinh bột: táo, dưa gang, quả mọng, chuối, bơ,…

Ở độ tuổi từ 6 – 12 tháng tuổi, nhu cầu tinh bột ở trẻ cần 60 – 120g/ngày.

Nhóm rau củ quả trong tháp dinh dưỡng

Phần đáy thứ 2 của tháp dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm dưới 1 tuổi thuộc nhóm rau củ quả có giá trị dinh dưỡng vô cùng cao, vì thế khi được bổ sung đầy đủ nhóm thực phẩm này trẻ sẽ nhận được vô vàn những lợi ích thiết thực, cụ thể

– Rau của quả dồi dào nguồn cung đa dạng các loại vitamin và khoáng chất cần thiết với điểm chung là chúng góp phần cải thiện được tình trạng thiếu vi chất, hỗ trợ sự phát triển của cơ thể, giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe tổng thể. Trong đó, mỗi loại vitamin khác nhau lại mang những tác dụng khác nhau như Vitamin A giúp mắt sáng, vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, Vitamin B giúp hỗ trợ hệ thần kinh phát triển mạnh, thúc đẩy sự phát triển tế bào

– Rau củ quả chứa ít chất béo, cholesterol và muối từ đó hạn chế được tăng cân, béo phì, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim và thận,….

– Rau quả còn được biết đến với nguồn chất xơ dồi dào nhất trong tất cả các nhóm thực phẩm, chất xơ giúp ích cho hệ tiêu hóa, ổn định hoạt động đường ruột, tăng cường khả năng sinh sôi của hệ vi khuẩn có lợi, chống táo bón, tăng khả năng hấp thụ của cơ thể.

Vì thế trong mỗi bữa ăn hằng ngày mẹ hãy cố gắng tăng cường rau xanh và các loại hoa quả. Nên cho bé ăn khoảng 300g rau củ quả 1 ngày.


Nhóm rau củ quả quan trọng trong tháp dinh dưỡng

Nhóm thực phẩm bổ sung đạm, sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa

Xếp trên nhóm rau củ quả là sự đồng nhất về lượng bổ sung cho trẻ giữa nhóm nhóm thực phẩm chứa đạm với nhóm sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa.

Tại sao chất đạm cùng sữa và các chế phẩm được xây dựng chung trên một phần của tháp dinh dưỡng ăn dặm? Lý do đến từ những điểm chung về tác dụng:

– Cả chất đạm và sữa đều giúp trẻ có khả năng phát triển cơ bắp, tăng cường thể chất, tăng cân, tăng chiều cao vượt trội

– Hỗ trợ hệ thống miễn dịch để trẻ luôn khỏe mạnh chống chọi được những tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài như các loại vi khuẩn virus, bụi bẩn, hóa chất độc hại,……gây ốm và nhiều bệnh lý liên quan khác.

– Tăng cường hệ tiêu hóa, trong khi chất đạm hình thành các enzym giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn thì sữa và các chế phẩm từ sữa chứa nhiều lợi khuẩn tốt

– Phát triển toàn diện não bộ của trẻ, tăng chỉ số thông minh, sáng trí học hỏi

Bé từ 6 – 8 tháng tuổi khi ăn dặm cần được cung cấp khoảng 18 g đạm/ngày và với bé giai đoạn từ 9 – 11 tháng cần 20g đạm/ ngày. Chất đạm có trong nguồn thực phẩm từ thịt, cá, trứng, tôm và đặc biệt có cả trong sữa và các chế phẩm từ sữa ( váng sữa, phô mai, sữa chua,……)

Nhóm chất béo

Nhóm chất béo bắt đầu thuộc phần bổ sung ít hơn trên tháp dinh dưỡng. Tuy nhiên đây vẫn là nguồn cung không thể thiếu đối với cơ thể trẻ. Sử dụng loại chất béo có lợi không chỉ có tác dụng cung cấp năng lượng mà còn giúp hấp thu tốt các nhóm vitamin tan trong dầu bao gồm vitamin A, D, E, K. Đặc biệt chất béo cực kỳ cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ, giúp xây dựng các mô thần kinh và sản xuất Hoocmon.

Vì vậy mẹ đừng quên cung cấp cho trẻ một chút chất béo lành mạnh trong bữa ăn hằng ngày như cá, dầu oliu, dầu mè, dầu đậu nành, các loại hạt,……….và váng sữa Ambrosia

>>>Xem thêm: Chất béo không báo hòa ( chất béo tốt) có trong loại thực phẩm nào?


Chất béo không thể thiếu

Phần chóp nhọn trên tháp dinh dưỡng thuộc nhóm muối và đường

Trẻ dưới 1 tuổi không thể dùng muối và đường cũng như không thêm bất cứ loại gia vị nào khác. Việc thêm muối tiềm ẩn những nguy cơ dư thừa khiến thận và hệ tim mạch có thể bị ảnh hưởng. Đường được khuyến cáo không nên cho trẻ dưới 2 tuổi sử dụng gây ra một số hậu quả tiêu cực về bao gồm béo phì, sâu răng, hạn chế sự phát triển,…..

*Thông tin sưu tầm*

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *