Gợi ý cho mẹ thực đơn ăn dặm cho trẻ chậm tăng cân cụ thể từng giai đoạn

Có rất nhiều lý do khiến trẻ chậm tăng cân hoặc sụt cân trong một khoảng thời gian dài, trong đó nguyên nhân thường gặp nhất là từ một chế độ dinh dưỡng không đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ, đây cũng là câu trả lời tại sao có những trường hợp trẻ ăn uống ngon lành nhưng vẫn chậm tăng cân ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Vậy trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý cho mẹ thực đơn ăn dặm lành mạnh và đúng cách cho trẻ chậm tăng cân có thể nhanh chóng bắt kịp đà tăng trưởng.

1. Gợi ý thực đơn ăn dặm cho trẻ chậm tăng cân

Để xác định có thực sự trẻ chậm tăng cân hay không, mẹ nên theo dõi bảng chiều cao cân nặng theo chuẩn của WHO để từ đó có sự đánh giá thể trạng phù hợp.

Khi xác định chính xác cân nặng của trẻ không đạt chuẩn hoặc quá thấp so với tiêu chuẩn, hãy bắt đầu thay đổi từ chế độ ăn uống bởi nếu không có cách cải thiện trong thời gian dài, trẻ chậm tăng cân không chỉ yếu về thể chất mà còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch cũng như kìm hãm khả năng phát triển trí não.

Vậy trẻ chậm tăng cân phải làm sao? Dưới đây là thực đơn ăn dặm bổ sung dinh dưỡng thích hợp cho nhóm trẻ này.

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 6 tháng đến 7 tháng

– Sáng: Cháo bột gạo, sữa mẹ hoặc sữa công thức và nước ép trái cây như chuối, nho, hoặc lê, cam.

– Trưa: Cháo thịt xay nhuyễn (gà, bò, hoặc heo) kết hợp với rau củ như cà rốt, khoai lang, và cải bó xôi được xay nhuyễn.

– Chiều: Cháo lúa mạch hoặc cháo yến mạch kết hợp với trái cây.

– Tối: Sữa công thức hoặc sữa mẹ.


Thực đơn ăn dặm cho trẻ chậm tăng cân từ 6 – 7 tháng

Thực đơn ăn dặm cho trẻ chậm tăng cân từ 7 tháng đến 8 tháng

– Sáng: Bột ngũ cốc kết hợp với sữa công thức hoặc sữa mẹ.

– Trưa: Cháo gạo kết hợp với thịt xay nhuyễn và rau củ như đậu hũ non, bí đỏ, và rau muống xay nhuyễn.

– Chiều: Cháo gạo hoặc cháo yến mạch kết hợp với trái cây.

– Tối: Sữa công thức hoặc sữa mẹ.

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 8 tháng đến 9 tháng

Thực đơn cho trẻ chậm tăng cân trong giai đoạn từ 8 – 9 tháng như sau:

– Sáng: Cháo ngũ cốc kết hợp với trái cây như táo, lê, hoặc nho.

– Trưa: Cháo gạo kết hợp với thịt xay nhuyễn và rau củ như su hào, cà chua, và rau xà lách xay nhuyễn.

– Chiều: Cháo gạo lứt hoặc cháo yến mạch kết hợp với trái cây.

– Tối: Sữa công thức hoặc sữa mẹ.

Thực đơn ăn dặm cho bé từ 9 tháng đến 10 tháng

– Sáng: Bột ngũ cốc kết hợp với sữa công thức hoặc sữa mẹ.

– Trưa: Cơm kết hợp với thịt băm nhuyễn và rau củ như cà rốt, bắp cải, và khoai tây.

– Chiều: Cháo gạo hoặc cháo yến mạch kết hợp với trái cây.

– Tối: Sữa công thức hoặc sữa mẹ.


Thực đơn ăn dặm từ 9 – 10 tháng

Thực đơn ăn dặm cho trẻ chậm tăng cân từ 10 tháng đến 11 tháng

– Sáng: Cháo ngũ cốc kết hợp với trái cây như chuối, nho, hoặc lê.

– Trưa: Cơm kết hợp với thịt băm nhuyễn và rau củ như cải bó xôi, cà chua, và rau cần tây.

– Chiều: Cháo gạo hoặc cháo yến mạch kết hợp với trái cây.

– Tối: Sữa công thức hoặc sữa mẹ.

2. Những nguyên tắc cơ bản khi lên thực đơn ăn dặm cho trẻ chậm tăng cân

Tham khảo những thực đơn ăn dặm cụ thể ở trên nhưng mẹ hoàn toàn có thể tự mình xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ chậm tăng cân với một thực đơn riêng biệt và phù hợp nhất với cơ thể. Để làm được điều này hãy dựa vào những nguyên tắc dưới đây.

– Cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết bao gồm: nhóm bột đường, nhóm protein, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất.

– Thực đơn mỗi ngày nên có đa dạng và thay đổi vừa đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng vừa đảm bảo trẻ không bị “ngán”

– Trẻ chậm tăng cân nên bổ sung gì? Các loại thực phẩm nên có trong chế độ ăn hằng ngày không thể thiếu với sữa mẹ hoặc sữa công thức, cháo, rau củ quả, thịt, cá, trứng, ngũ cốc, sữa chua, váng sữa Ambrosia, sữa đặc, bánh quy, bánh mì, bơ, dầu ăn, …

– Các loại thực phẩm cần hạn chế như đồ chiên, đồ ngọt, đồ ăn nhanh, đồ uống có ga, các loại thực phẩm chứa nhiều đường, muối, chất béo,……có thể tăng cân nhưng cũng dễ gây thừa cân béo phì và quan trọng chúng rất có hại cho sức khỏe

– Nên chế biến thực phẩm bằng cách hấp, nấu, nướng hoặc xào nhẹ để giữ nguyên giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.


Nguyên tắc xây dựng thực đơn giúp trẻ tăng cân trở lại

– Nên tăng cường cho bé uống nhiều nước để giúp cơ thể thải độc tố và giúp tiêu hóa tốt hơn.

– Nếu bé không thích ăn một số loại thực phẩm, nên thử cách chế biến khác hoặc kết hợp với các loại thực phẩm khác để bé có thể tiếp nhận đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

– Nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có thực đơn phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu dinh dưỡng của bé nếu không có đầy đủ kiến thức.

Hy vọng thông qua bài viết này, nhiều ba mẹ đang có trẻ chậm tăng cân sẽ nhanh chóng cải thiện được vấn đề nan giải này.

>>>Xem thêm: Biện pháp xử lý 3 bệnh của trẻ thường gặp nhất để tránh gây hại sức khỏe

*Thông tin sưu tầm*

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *