Tập ăn thô là giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với trẻ mà ba mẹ cần chú ý, hiểu đơn giản đây là quá trình chuyển đổi từ thức ăn lỏng sang chế độ ăn đặc hơn nhằm giúp trẻ dần tiếp xúc và làm quen với thức ăn nguyên dạng như người lớn cùng với đó bao gồm rất nhiều lợi ích khác. Dưới đây là một số gợi ý về thực đơn cho trẻ tập ăn thô hiệu quả mà mẹ có thể tham khảo. Hãy cùng theo dõi nhé.
1. Những lợi ích khi cho trẻ tập ăn thô
Tập ăn thô cho bé từ mấy tháng? Một số trẻ sẽ thích nghi nhanh nhưng có một số trẻ sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để làm quen với việc chuyển đổi từ thức ăn lỏng sang thức ăn thô hơn. Nhưng nhìn chung phần lớn trẻ đều sẽ sẵn sàng học cách nhai nuốt từ khoảng 6 tháng tuổi vì vậy thời điểm này ba mẹ hãy tập ăn thô cho trẻ, điều đó đồng nghĩa với việc ba mẹ không nên cố gắng dạy bé tập nhai trước khi tròn 6 tháng.
Những lợi ích của việc cho trẻ ăn thô sớm
– Lợi ích lớn nhất của việc cho trẻ ăn thô sớm chính là giúp phát triển khả năng nhai và vận động cơ hàm tốt nhất từ đó trẻ sẽ trở nên tự tin và chủ động thưởng thức nhiều loại thức ăn khác nhau mà không gặp nhiều trở ngại.
– Ăn thức ăn thô còn giúp trẻ tăng cường hệ tiêu hóa, bởi vì khi trẻ nhai thức ăn trong miệng đủ lâu, sẽ dễ dàng cảm nhận được mùi thơm lên mũi tuyến nước bọt sẽ tiết ra kịp thời, từ đó giúp trẻ có thể hấp thu thức ăn một cách tối đa nhất.
– Ngoài những lợi ích trên trên việc ăn thô còn giúp trẻ tiếp xúc với các hình dáng và màu sắc khác nhau sẽ giúp kích thích phát triển thị giác và xúc giác.
2. Thực đơn hiệu quả
Tập cho bé ăn thô như thế nào?
– Bánh ăn dặm hoặc ngũ cốc khô: Chúng thường có nhiều hình dạng khác nhau như thon dài, hình sao, hình tròn,……nên rất dễ để trẻ cầm nắm dễ dàng. Hơn nữa chúng còn rất giòn và mang hương vị tự nhiên khiến trẻ yêu thích. Khi ăn bánh sẽ nhanh chóng thấm nước bọt của trẻ nên rất dễ tan trong miệng giúp bé ăn dễ dàng mà không bị hóc.
– Các món tập ăn thô bao gồm cả trái cây mềm: Món ăn thô vừa dinh dưỡng vừa dễ ăn đối với trẻ chính là trái cây. Giai đoạn đầu mẹ nên lựa chọn những loại trái cây mềm như chuối chín, xoài chín, bơ, đu đủ… Mẹ có thể cắt thành các miếng vừa ăn và để bé tự trải nghiệm, tự ăn.
– Rau chín mềm: Để bổ sung thêm chất xơ và vitamin cho bé thì mẹ không thể bỏ qua được các loại rau củ. Mẹ có thể luộc hoặc hấp các món ăn thô rau củ để cho chín mềm, bé dễ ăn hơn. Một số loại mẹ có thể lựa chọn cho bé yêu như súp lơ, củ cải, bí đỏ, bí xanh, khoai tây, rau ngót, rau bina, mướp,…
– Mì ống: Thực đơn tập ăn thô cho trẻ sẽ thêm phong phú hơn nếu có mì ống hoặc nui vào khẩu phần ăn mỗi ngày. Sau khi bé đã quen thì mẹ có thể chế biến mì thêm với các đồ ăn khác như thịt bò bằm, đậu Hà Lan, rau cải hoặc thêm bơ, dầu olive hay các loại nước sốt.
– Trứng: Món ăn giàu dinh dưỡng này cũng là lựa chọn tuyệt vời trong giai đoạn trẻ tập ăn thô. Với trứng mẹ có thể chế biến được đa dạng thực đơn từ trứng luộc, trứng vụn,……hơn nữa trẻ dễ ăn vì bản chất món này rất mềm, tơi
– Đậu phụ: Do có độ mềm thích hợp nên đậu phụ được xem là lựa chọn không thể thiếu cho danh sách món ăn thô của trẻ. Một số món ăn thô mẹ có thể chế biến để bé cùng cơm nát như trứng sốt đậu phụ tươi, đậu phụ sốt cà hồi ớt chuông, đậu phụ sốt cà chua thịt heo,…
– Các loại hạt đậu: Một nguồn protein thực vật dồi dào khác cho bé là các loại hạt đậu như đậu đen, đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu gà,… Trước khi hầm đậu mẹ cần ngâm đậu vào nước vài giờ, sau đó mang đi hầm chín. Khi nước sôi mẹ vặn nhỏ lửa nhỏ để đậu không bị vỡ.
3. Một số lưu ý khi cho trẻ ăn thô
Muốn thực hiện giai đoạn tập ăn thô thành công, mẹ còn cần lưu ý thêm những điều sau:
– Không nên để trẻ thử quá nhiều thức ăn thô cùng một lúc
– Hạn chế những loại thực phẩm dễ gây hóc nghẹn và chú ý đến những phản ứng dị ứng của trẻ khi làm quen với những món ăn mới
– Vệ sinh an toàn thực phẩm là yếu tố rất quan trọng
– Thức ăn nên được chế biến ở mức độ mềm vừa phải để trẻ nhai dễ dàng
– Không ép bé ăn khi con đã no, không muốn ăn nữa.
– Luôn giám sát trẻ trong suốt quá trình ăn để xử lý nhanh các tình huống có thể xảy ra như ọe, hóc thức ăn
– Vẫn duy trì cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức để nạp đủ dưỡng chất
Ăn thô là một mốc phát triển rất quan trọng, bỏ lỡ giai đoạn này ba mẹ và cả trẻ đều gặp rất nhiều khó khăn trong việc ăn uống sau này.
>>Xem thêm: Trẻ ăn váng sữa có tăng cân không? Hướng dẫn sử dụng váng sữa
*Thông tin sưu tầm*