Cho trẻ ăn váng sữa hàng ngày đã trở thành thói quen của rất nhiều bà mẹ khi muốn bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của con. Nhưng váng sữa có thực sự tốt như vậy không? Nếu cho trẻ ăn nhiều sẽ ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu nhé.
1. Lợi ích từ váng sữa
Váng sữa là một chế phẩm từ sữa. Khi đun sữa ở nhiệt độ cao hay để sữa mở nắp cố định trong một khoảng thời gian dài, sẽ xuất hiện một lớp màng bên trên bề mặt đó chính là váng sữa. Nhưng lúc này váng chưa thể sử dụng, cần được đun nóng tiệt trùng rồi làm lạnh để kéo dài thời gian bảo quản trước khi bước đến giai đoạn tạo thành thành phẩm cuối cùng.
Vậy cho trẻ ăn váng sữa có tác dụng gì cho sức khỏe?
– Canxi và các vitamin giúp trẻ có một hệ xương chắc khỏe, hỗ trợ phát triển chiều cao tốt nhất
– Chất béo, chất đạm cung cấp cho trẻ một nguồn năng lượng dồi dào trong mọi hoạt động vui chơi, giải trí và phát triển thể chất.
Đặc biệt loại thực phẩm này phù hợp cho những trẻ thiếu cân, suy dinh dưỡng, thấp còi hoặc muốn bổ sung năng lượng sau khi ốm.
2. Cho trẻ ăn váng sữa hiệu quả
Mặc dù váng sữa là một trong những loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng tốt, nhưng nếu cho trẻ ăn quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe bởi hàm lượng chất béo trong váng tương đối cao. Các hiện tượng dễ gặp như đầy hơi, khó tiêu, thừa cân béo phì và lâu dần dẫn đến việc khó hấp thu các dưỡng chất, bị thừa canxi, không đủ protein cho cơ thể,……Vậy nên cho trẻ ăn váng sữa khi nào? Và cho trẻ ăn váng sữa từ mấy tháng tuổi?
Thời điểm cho trẻ ăn váng sữa
Chất béo trong váng sữa cung cấp rất nhiều năng lượng cho trẻ, không phải thời điểm nào cũng phù hợp để bé thưởng thức. Mẹ nên cho bé ăn vào các khung thời gian từ 9 – 10 giờ sáng, 14 – 15 giờ chiều như một bữa ăn dặm nhẹ để nạp năng lượng. Không ăn trước bữa chính mà nên ăn sau đó 2 tiếng để tránh việc bị no và bỏ ngang bữa ăn chính quan trọng. Đặc biệt, không được cho trẻ ăn trước khi đi ngủ sẽ bị đầy hơi, khó tiêu ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, hay mệt mỏi, quấy khóc.
Thời điểm cho trẻ ăn váng sữa
Cho trẻ ăn váng sữa từ mấy tháng tuổi
Các nhà dinh dưỡng đã đưa ra lời khuyên rằng: Trẻ từ 10 tháng tuổi trở nên chính là thời điểm thích hợp nhất để mẹ tập ăn váng sữa cho con. Vì đây là giai đoạn hệ tiêu hóa của bé đang dần được hoàn thiện và có thể thích ứng tốt với các thành phần dinh dưỡng ngoài sữa mẹ.
Tuyệt đối không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn váng sữa, sẽ gây ra những tác động không tốt đến hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ cụ thể là các bệnh như rối loạn tiêu hóa hay trào ngược dạ dày thực quản. Trẻ trong giai đoạn này chỉ nên bú mẹ là tốt nhất hoặc dùng các loại sữa công thức phù hợp.
Ngoài ra, với những trẻ bị thừa cân béo phì hoặc mắc các vấn đề như tiêu chảy, dị ứng với sữa bò, dị ứng với trứng được khuyến cáo không nên ăn váng sữa.
Cho trẻ ăn váng sữa đúng cách
Bắt đầu làm quen với một vị khác ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức, nên khi mới tập cho trẻ ăn váng sữa mẹ nên đút 1 – 2 thìa nhỏ để xem phản ứng như thế nào. Nếu bé chưa quen mẹ hãy kiên trì áp dụng theo cách này cho đến khi bé đã dần quen. Lúc này mẹ có thể tăng liều lượng lên 3 – 4 thìa và sau đó là cho bé ăn cả hộp.
Ngoài ra mẹ chỉ nên cho bé ăn khoảng 3 – 4 hộp/tuần là thích hợp. Trẻ dưới 1 tuổi tối đa 1/2 hộp/ngày, trẻ được trên 1 tuổi hãy cho ăn 1 hộp/ngày.
Cho trẻ ăn váng sữa đúng cách
3. Cách bảo quản váng sữa chuẩn
Để váng sữa không bị hỏng làm giảm chất lượng cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Mẹ cần biết cách bảo quản sao cho đúng
– Cách bảo quản váng sữa tốt nhất đó là để trong ngăn mát tủ lạnh, nếu không có tủ lạnh, mẹ phải đảm bảo bảo quản trong phòng thoáng mát dưới 25 độ C.
– Váng sữa nên được sử dụng ngay sau khi mua về, tránh để lâu. Khi đã mở hộp váng sữa cần ăn ngay để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn.
– Không cho trẻ ăn váng sữa hết hạn sử dụng, hay khi hộp váng sữa có dấu hiệu hư hỏng (bị phồng rách, biến dạng…).
Khi cho trẻ ăn váng sữa mẹ cần lưu ý những điều trên để các dưỡng chất trong váng có thể phát huy tác dụng tốt nhất cho con. Ngoài ra, một điều quan trọng nữa mà mẹ cần chú ý là váng sữa chỉ được bổ sung như một bữa ăn nhẹ để bổ sung năng lượng cho trẻ, không thể thay thế hoàn toàn cho các bữa ăn dặm, sữa và một chế độ dinh dưỡng hợp lý.