BA MẸ CẦN ĐẶC BIỆT LƯU Ý ĐIỀU GÌ KHI TRẺ BỊ TIÊU CHẢY

Trẻ bị tiêu chảy hay đi kèm với mất nước, sức khỏe giảm sút nghiêm trọng vì thế ba mẹ không nên chủ quan, lơ là hoặc cho trẻ điều trị không đúng cách. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra một vài thông tin về triệu chứng tiêu chảy ở trẻ để ba mẹ nắm rõ.

1. Tiêu chảy ở trẻ là gì?

Tiêu chảy ở trẻ là tình trạng phân khi đi tiêu lỏng và có nước với tần suất đi tiêu nhiều hơn bình thường trung bình 3 – 4 lần/ngày

Tiêu chảy có 2 dạng:

– Tiêu chảy cấp: Triệu chứng tiêu chảy kèm theo nôn ói, mất nước, rối loạn điện giải. Kéo dài dưới 2 tuần
– Tiêu chảy mãn tính: Đi phân lỏng kèm theo đầy hơi, buồn nôn, sốt,…. từ trên 3 lần trong ngày, thời gian kéo dài trên 4 tuần.

2. Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy, phổ biến như:

– Nhiễm trùng đường ruột: Đây là bệnh lý tiêu hóa do virus như rotavirus, vi khuẩn như Salmonella và nhiễm ký sinh trùng như Giardia gây nên. Bệnh chủ yếu lây qua đường ăn uống khi tiếp xúc với nguồn nước hoặc thực phẩm chứa tác nhân gây bệnh.
– Chế độ ăn uống không hợp lý, không phù hợp với độ tuổi của trẻ
– Trẻ bị ngộ độc thực phẩm
– Trẻ đang mắc phải các vấn đề về đường ruột như bệnh celiac, viêm ruột, viêm dạ dày, viêm loét đại tràng…
– Sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài
– Bất dung nạp đường lactose, fructose hoặc sucrose

Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy

3. Trẻ bị tiêu chảy biểu hiện qua những dấu hiệu nào?

Triệu chứng khi trẻ bị tiêu chảy dễ phát hiện nhất chính là đại tiện phân lỏng, mùi hôi tanh thậm chí có nhầy máu với tần suất gấp đôi so với bình thường, trung bình 3 lần/ngày. Kèm theo đó là các biểu hiện như đau bụng, mệt mỏi, nôn nhiều và quấy khóc.

Ngoài ra, còn một số các triệu chứng khác bao gồm:

– Sốt cao
– Không chịu ăn uống
– Nôn nhiều lần
– Sụt cân nhanh chóng
– Rối loạn giấc ngủ

Điều đáng lo ngại nhất khi trẻ bị tiêu chảy là mất nước. Nếu ở mức độ nhẹ thường không gây mất nước đáng kể, nhưng tiêu chảy trung bình hoặc nặng có thể gây mất nước nghiêm trọng dẫn đến nguy cơ bị co giật, tổn thương não, nguy hiểm nhất là tử vong.

4. Xử lý thế nào khi trẻ bị tiêu chảy

Nhiều ba mẹ cho rằng, tiêu chảy xảy ra ở trẻ là một phản ứng khá bình thường khi hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện để dung nạp các loại thực phẩm mới nên sẽ tự khỏi khi trẻ tự đi ngoài và loại bỏ được hết các yếu tố gây tiêu chảy bên trong dạ dày. Điều này không sai nhưng để đảm bảo sức khỏe của trẻ tốt nhất, tránh được các bệnh lý nguy hiểm, ba mẹ cần có những cách xử lý kịp thời.

Cho trẻ uống thật nhiều nước

Khi trẻ bị tiêu chảy, vấn đề quan trọng nhất là cần phải cấp nước đầy đủ để giữ an toàn cho trẻ. Hãy đảm bảo cho trẻ uống nước lọc đã được đun sôi/để nguội hoặc bổ sung bằng nước điện giải như dung dịch oresol, viên hoặc gói hydrite. Ngoài ra trong trường hợp không có các loại nước điện giải và nước lọc không đủ cấp mẹ có thể bù nước cho bé bằng cách nấu cháo.

Xử lý trẻ bị tiêu chảy

Cho trẻ uống thuốc

Thuốc có thể giúp bé hồi phục nhanh hơn nhưng tuyệt đối mẹ không nên tự ý sử dụng các loại thuốc cầm tiêu chảy có thể khiến tình trạng nặng hơn. Theo đó, ba mẹ cần cho bé đến khám bác sĩ và được kê đơn thuốc chính xác nhất.

Cho trẻ ăn gì khi bị tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy kéo dài nên chán ăn, thiếu chất dinh dưỡng nhưng mẹ không nên bắt ép trẻ ăn hoặc kiêng quá nhiều thực phẩm. Thay vào đó mẹ vẫn phải cung cấp đầu đủ 4 nhóm dưỡng chất sau tinh bột, chất đạm, chất béo và chất xơ. Chia nhỏ các bữa ăn, cách nhau khoảng 2 giờ đồng hồ. Lưu ý nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm và lỏng hơn bình thường.

Đối với trẻ dưới 6 tháng, sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn chính nên hãy cho trẻ tiếp tục bú như bình thường. Với sữa công thức cũng vậy, tuy nhiên roi vào trường hợp trẻ bị tiêu chảy do không dung nạp đường lactose, mẹ hãy thay bằng các loại sữa không có loại đường này.

Bên cạnh đó, trong mỗi bữa ăn hằng ngày, mẹ cần bổ sung thêm các loại thực phẩm khác như sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn có ích cho đường ruột, chuối vì có chứa pectin, một loại chất xơ hòa tan giúp hấp thu chất lỏng trong ruột hoặc váng sữa ít đường để không dẫn các hại khuẩn đến đường ruột, chứa nhiều các dưỡng chất tốt nhằm cung cấp năng lượng sau khi ốm.

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì?

Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, trẻ bị tiêu chảy sẽ xuất hiện những bệnh lý khá nghiêm trọng đến sức khỏe. Đồng thời để phòng tránh hiện tượng tiêu chảy, ba mẹ nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu dưỡng chất để tăng cường đề kháng, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đặc biệt cần đảm bảo được vệ sinh cá nhân, nơi ở, thức ăn,…cho trẻ.

*Thông tin sưu tầm*

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *