Bữa ăn phụ đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với khả năng tăng trưởng tốt ở trẻ. Bởi khi đó những bữa ăn phụ sẽ giúp trẻ được cung cấp thêm một nguồn dưỡng chất vẫn còn chưa đủ đặc biệt đối với trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng. Ngoài ra, bữa ăn phụ sẽ giúp quá trình hấp thu tốt hơn vì thể tích dạ dày của trẻ còn rất nhỏ không thể dung nạp hết mọi loại thực phẩm chỉ trong 1 bữa chính. Vậy đối với ba mẹ cần phải lưu ý những gì để bữa ăn phụ của trẻ trở nên hiệu quả hơn và tránh những sai lầm đối với sức khỏe. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu nhé.
1. Trẻ bao nhiêu tháng cần bổ sung bữa phụ?
Trẻ ăn dặm bao lâu thì ăn bữa phụ? Bắt đầu từ giai đoạn ăn dặm ( khoảng 6 tháng tuổi) mẹ đã có thể bổ sung bữa ăn phụ cho trẻ bổ sung hằng ngày nhưng tần suất bữa ăn sẽ có sự khác biệt theo từng giai đoạn và thói quen ăn uống cá nhân của từng trẻ.
– Đối với bé 6 tháng, mẹ nên cho bé ăn 1 bữa/ ngày vì lúc này là giai đoạn mới tập ăn dặm thức ăn của trẻ chủ yếu vẫn là sữa mẹ và bữa chính với một chút bột để làm quen, thay đổi khẩu vị, kích thích vị giác và nâng cao khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa
– Khi trẻ được 8 tháng, thì số bữa phụ sẽ tăng thành 2 bữa/ ngày vì giai đoạn này cần đa dạng thực phẩm cho trẻ nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày một tăng cao. Các món ăn phụ nên là các loại hoa quả xay, sữa chua, váng sữa Ambrosia, trứng luộc băm nhỏ, trái cây hoặc sinh tố.
– Khi bé được 10 tháng, mẹ tăng lên 3 bữa phụ/ ngày bao gồm có bữa sáng, bữa trưa, bữa chiều và duy trì tần suất này suốt khoảng thời gian tăng trưởng tiếp theo của trẻ.
Bữa phụ ăn dặm cho trẻ bắt đầu khi nào?
2. Nên cho trẻ ăn lúc nào thích hợp?
Không giống như bữa chính, bữa ăn phụ của trẻ không bắt buộc phải ăn đúng một giờ được cố định nhưng hãy lưu ý điều quan trọng là cần cách bữa chính khoảng 2 – 3 tiếng đồng hồ. Nếu ăn trước bữa chính, sẽ khiến cho cảm giác thèm ăn của trẻ mất đi, khẩu vị cũng vì bữa phụ mà thay đổi đến bữa chính. Ngược lại, nếu ăn ngay sau khi hoàn thành bữa chính, trẻ sẽ bị quá no dẫn đến đầy hơi, chướng bụng, trào ngược vô cùng khó chịu.
3. Nguyên tắc khi bổ sung bữa ăn phụ cho trẻ
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, có một số nguyên tắc mẹ cần tuân thủ đối với mỗi bữa phụ trong ngày của trẻ.
– Phải căn cứ vào sở thích của con để lựa chọn thực phẩm phù hợp. Bữa ăn phụ ăn dặm cho trẻ cũng không cần đòi hỏi quá nhiều về cách chế biến và không nhất thiết phải ăn đầy đủ với số lượng quá nhiều. Vì thế mẹ cũng không cần quá lo lắng, chỉ cần đảm bảo món con yêu thích, chứa một số dưỡng chất cần thiết, thích hợp với độ tuổi và quan trọng là an toàn với sức khỏe của con.
Bữa ăn dặm phù hợp với sở thích của con
– Căn cứ vào số lần đi ngoài và hình dạng của phân. Nếu chúng còn nguyên những hạt thức ăn thì hãy chế biến thực phẩm mịn và nhuyễn hơn cho trẻ. Còn nếu lượng phân tăng nhiều thì lập tức thay đổi, giảm lượng thức ăn cho trẻ ngay.
– Hiểu rõ mức độ tiêu hóa và hấp thu thực phẩm của trẻ. Nếu xảy ra bất kỳ hiện tượng nào như nôn, tiêu chảy, nổi mẩn, không chịu ăn phải lập tức dừng cho bé ăn loại thực phẩm đó. Bởi trẻ có thể bị đi ngoài nặng hơn, thậm chí là ngộ độc thực phẩm. Nếu thấy con có dấu hiệu trở nặng, cần đưa bé đến ngay các bệnh viện để khám chữa kịp thời.
– Bữa ăn phụ nên cho bé ăn gì? Có những loại thực phẩm cần đặc biệt chú ý không nên cho trẻ ăn quá sớm đó là hải sản, mật ong, bơ và đậu phộng,….Và đặc biệt, mẹ hãy lưu ý trong giai đoạn đầu hạn chế nêm nếm thêm gia vị như muối, bột ngọt, đường sẽ không tốt cho tiêu hóa và sức khỏe tổng thể.
Lựa chọn thực phẩm ăn dặm phù hợp
Việc chia nhỏ những bữa ăn trong ngày thành các bữa chính và bữa phụ mang đến rất nhiều tác dụng tốt đối với trẻ. Vì thế bắt đầu từ bây giờ, ba mẹ hãy thực hiện việc xây dựng thực đơn thích hợp nhất, con tăng cân tốt, miễn dịch khỏe, phát triển vững chắc đều nhờ vào nguồn dinh dưỡng mẹ chọn.
>>>Xem thêm: Các món ăn phụ siêu ngon , siêu bổ dưỡng cho trẻ
*Thông tin sưu tầm*