BÍ QUYẾT CHO MẸ NGĂN NGỪA TÌNH TRẠNG BÉ ĂN DẶM BỊ TÁO BÓN

Bắt đầu vào giai đoạn ăn dặm, trẻ phải làm quen với nhiều loại thực phẩm khác nhau cũng như việc chuyển đổi kết cấu thức ăn từ dạng lỏng sang đặc và thô. Đó là lý do vì sao mẹ phải luôn trong tư thế sẵn sàng giải quyết tình trạng táo bón của bé. Nhưng không có nhiều mẹ biết cách xử lý ra sao để trẻ vượt qua nỗi sợ hãi này. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ “dẹp bay” táo bón chăm sóc trẻ tốt hơn.

1. Dấu hiệu nhận biết bé bị táo bón

Trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, táo bón không thể quan sát rõ ràng nếu chỉ thông qua tần suất đi ngoài vì mỗi trẻ mỗi thói quen và sự hấp thụ khác nhau, có bé có thể đi thường xuyên, trong khi những bé có thể không đi cầu trong vài ngày. Thay vào đó ba mẹ cần quan tâm đến việc chúng đi ngoài như thế nào và có dễ đi ngoài hay không.

Theo Bệnh viện Nhi đồng Toàn quốc (Nationwide Children’s Hospital), các dấu hiệu bé ăn dặm bị táo bón có thể bao gồm:

– Căng thẳng hơn bình thường khi cố gắng ị

– Trông đau đớn hoặc khó đại tiện

– Phân nhỏ, giống như viên

– Ít phân hơn

– Bụng/sưng bụng

– Giảm cảm giác thèm ăn

2. Bé ăn dặm bị táo bón phải ngăn ngừa như thế nào?

“Bé ăn dặm bị táo bón phải làm sao” Nếu không muốn nói câu này thường xuyên, mẹ chỉ còn cách phòng tránh ngay khi bắt đầu bước vào thời kỳ ăn dặm. Tuy không thể ngăn ngừa 100% nhưng sẽ hạn chế được tối đa tần suất bé bị táo bón trong suốt giai đoạn trưởng thành.

Cho trẻ uống chất lỏng

Cung cấp đủ nước cho bé giúp phân mềm và dễ đi ngoài hơn. Vì thế khi bắt đầu cho bé ăn dặm, hãy giữ nguyên hàm lượng sữa mẹ và sữa công thức mà mẹ vẫn thường sử dụng hằng ngày.

Trong giai đoạn này, không khuyến khích uống nước nhưng mẹ vẫn nên cho trẻ uống với một lượng nhỏ khoảng từ 1 đến 2 thìa trong mỗi bữa ăn. Lượng nước sẽ tăng dần khi bé lớn hơn và cũng là lúc bé có thể tiếp nhận được nhiều loại nước khác nhau như nước hoa quả, nước ép rau củ, sữa được làm từ thực vật,……

Cung cấp chất xơ

Khi bé ăn dặm bị táo bón mẹ hãy thường xuyên cho bé ăn thức ăn có chứa chất xơ sẽ giúp bé đi ngoài dễ dàng. Do đó, trong thực đơn hằng ngày mẹ đừng quên kết hợp các loại thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau củ. Cụ thể hơn là bột yến mạch, bơ, quả mọng, khoai lang,……..

Ngoài ra, mẹ có thể lựa chọn thêm cả các loại thực phẩm giàu chất sắt bao gồm thịt, cá, các loại đậu, đậu phụ……..nhưng cũng chỉ nên nạp với hàm lượng vừa phải, vì sắt cũng là nguyên nhân gây táo bón.


Cung cấp chất xơ sẽ hạn chế trẻ bị táo bón

Giúp trẻ vận động nhiều hơn

Một trong những nguyên nhân khiến bé ăn dặm bị táo bón chính là kém được vận động hằng ngày. Hoạt động thể chất giúp kích thích ruột, thức ăn tiêu hóa nhanh, phân không bị tắc trong ruột già và hạn chế táo bón. Hãy cho trẻ vận động bên ngoài nhiều, nếu ở trong nhà hãy dùng những món đồ chơi có thể tự di chuyển để kích thích sự vận động ở bé.

Massage bụng cho trẻ

Nhiều mẹ còn áp dụng massage bụng cho trẻ khi bị táo bón. Thực hiện như sau: dùng 3 ngón tay giữa chụm lại, ấn lực vừa phải và chuyển động tròn xung quanh rốn của trẻ trong khoản 3 phút.

Áp dụng massage bụng đều đặn sẽ giảm tình trạng chướng bụng, khó tiêu, thức ăn mềm ra và chuyển động xuống dưới hậu môn dễ hơn để đào thải ra ngoài.

Massage bụng cho bé ăn dặm bị táo bón

Tắm nước ấm cũng giảm tình trạng bé ăn dặm bị táo bón

Tắm nước ấm có thể có tác dụng tương tự trong việc làm giảm táo bón ở trẻ. Nước ấm làm thư giãn các cơ, giảm áp lực và khó chịu ở bụng.

Cho trẻ ăn thêm các loại thực phẩm bổ sung lợi khuẩn, vitamin và khoáng chất

Bé ăn dặm bị táo bón là do hệ tiêu hóa còn yếu vì thế việc tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa rất quan trọng. Vậy bé ăn dặm bị táo bón nên ăn gì?

Một trong số các loại thực phẩm tốt không thể không kể đến sữa chua. Bởi trong loại thực phẩm này có chứa acid lactic và probiotic, thành phần quan trọng trong việc sản sinh các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa và hạn chế sự phát triển, tấn công của các hại khuẩn. Từ đó hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn kéo theo đó là ăn ngon hơn, hấp thụ các thành phần dinh dưỡng nhanh chóng và ngừa táo bón hiệu quả.

Bên cạnh sữa chua thì váng sữa cũng là một trong những thực phẩm hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt. Mách cho một loại váng sữa đang rất được yêu thích trên thị trường váng Ambrosia từ Anh Quốc.


Thực phẩm hỗ trợ hệ tiêu hóa

3. Những điều nên tránh khi bé ăn dặm bị táo bón

– Hệ tiêu hóa của bé vẫn đang trong quá trình hình thành nhưng lại nhạy cảm hơn so với người lớn. Vì thế nếu mẹ tìm đến những loại thuốc nhuận tràng làm phân mềm hãy thật cẩn thận. Một số thuốc nhuận tràng và biện pháp khắc phục có thể gây hại cho bé nếu không được sử dụng đúng cách, vì vậy trước khi sử dụng hãy hỏi ý kiến từ bác sĩ và hướng dẫn từ họ.

– Chế độ ăn uống thay đổi liên tục

– Tránh xa đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh nếu bé ăn dặm bị táo bón.

– Ngũ cốc đã qua chế biến cũng là một loại thực phẩm cần tránh khi bé mắc táo bón. Vì khác với ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc đã chế biến thường bị giảm lượng chất xơ, tăng lượng chất bột lên.

Táo bón hiếm khi xảy ra khi trẻ bú sữa mẹ nhưng lại cực kỳ dễ gặp trong giai đoạn ăn dặm. Vậy nên, hy vọng qua bài viết này ba mẹ đã nắm rõ được những phương pháp hỗ trợ, ngăn ngừa để hạn chế đến mức có thể tình trạng bé ăn dặm bị táo bón.

*Thông tin sưu tầm* 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *