Biếng ăn sinh lý là gì? Cách xử lý tình trạng biếng ăn sinh lý

Biếng ăn được chia làm 3 loại: biếng ăn tâm lý, biếng ăn bệnh lý và biếng ăn sinh lý. Trong đó biếng ăn sinh lý được xem là loại biếng ăn nhẹ nhất và dễ xử lý nhất nhưng ba mẹ vẫn không nên chủ quan vì rất có thể nếu tình trạng này diễn ra trong một khoảng thời gian dài có thể biến thành biếng ăn tâm lý rất khó để giải quyết. Vậy nên trong bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu biếng ăn sinh lý là gì? Làm thế nào để xử lý tình trạng biếng ăn sinh lý.

1. Biếng ăn sinh lý là gì?

Biếng ăn sinh lý là tình trạng trẻ đột ngột chán ăn hoặc ăn ít hơn so với bình thường xảy ra thường xuyên trong giai đoạn ăn dặm, mọc răng, tập đi,…..Biếng ăn sinh lý diễn ra trong bao lâu? Thời gian diễn ra khá ngắn chỉ kéo dài trong khoảng từ 1 – 2 ngày hoặc 1 – 2 tuần tùy từng thể trạng và thói quen ăn uống của từng trẻ.

Dấu hiệu biếng ăn sinh lý như sau:

– Lượng sữa và thức ăn của con đột ngột giảm

– Con tự nhiên lười ăn, bỏ bú hoặc ăn ít đi hơn mức bình thường

– Thời gian giữa các cữ bú ngắn, con dễ ti vặt, mất tập trung hoặc từ chối bú mẹ

– Bé đột ngột bỏ ăn dù cho trước đó đang ăn rất tốt và không mắc bệnh lý gì

– Bé có dấu hiệu chán ăn, cáu gắt hay phun hoặc cố tình ngậm thức ăn trong miệng

– Bé vẫn hiếu động và thích khám phá đồ vật xung quanh nhưng khi được ăn thì lại né tránh


Biếng ăn sinh lý là gì?

Đa phần, loại biếng ăn này không gây ra những hậu quả quá nghiêm trọng, sau khi vượt qua các giai đoạn trên trẻ có thể quay trở lại ăn uống như bình thường. Nhưng như đã nói ở trên, nếu trẻ biếng ăn sinh lý kéo dài hơn 1 tháng hoặc lâu hơn thế nó có thể biến thành biếng ăn tâm lý sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển do thiếu hụt các chất dinh dưỡng

2. Các giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ

Các giai đoạn biếng ăn sinh lý như sau:

– Giai đoạn 3 – 4 tháng tuổi: Thời điểm trẻ bắt đầu tập lẫy, ngóc đầu, quan sát và khám phá môi trường xung quanh nên trẻ sẽ dễ quên mất chuyện ăn.

– Giai đoạn 6 tháng: lúc trẻ chuyển sang một chế độ ăn mới, tập ăn dặm và làm quen với nhiều loại thực phẩm mới khác hoàn toàn so với vị sữa mẹ hay sữa công thức trước đó nên sẽ phải mất khoảng từ 1 – 2 ngày hoặc lâu hơn để trẻ tập làm quen dần dần.

– Giai đoạn từ 9 – 10 tháng tuổi: Lúc này trẻ bắt đầu tập bò, tập đứng, tập đi nên những bữa ăn sẽ không còn hấp dẫn, kích thích bé như trước nữa. Đây cũng là khoảng thời gian trẻ bắt đầu mọc răng khiến trẻ sưng đau hoặc sốt, gây mệt mỏi, khó chịu và dẫn đến chán ăn.

– Giai đoạn từ 2 – 3 tuổi: là lúc trẻ đã bắt đầu đi nhà trẻ. Việc thay đổi môi trường sinh hoạt, chế độ ăn uống tác động không nhỏ đến tâm lý của trẻ, khiến trẻ dễ bị biếng ăn.


Các giai đoạn biếng ăn sinh lý

3. Nên làm gì nếu trẻ biếng ăn sinh lý?

Để không chuyển thành “biếng ăn tâm lý” gây ra nhiều khó khăn cho ba mẹ cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vì thế ba mẹ cần xử lý ngay, vậy làm gì khi trẻ biếng ăn sinh lý

– Chia nhỏ bữa ăn: Ba mẹ có thể tăng số bữa ăn trong ngày nhưng giảm số lượng thức ăn trong mỗi bữa lại. Mỗi lần ăn từng chút một như vậy sẽ không khiến trẻ bị “chóng ngợp” khi ăn quá nhiều, mẹ an tâm là việc chia nhỏ bữa ăn vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng.

– Lựa chọn thực phẩm phù hợp: Đối với trẻ biếng ăn sinh lý, cách tốt nhất là chọn các loại thực phẩm dạng mềm, lỏng để trẻ dễ tiêu hóa hơn. Bởi theo chuyên gia khi hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả các bé sẽ ăn ngon miệng và hấp thu dinh dưỡng tốt.

– Tạo hứng thú với bữa ăn: Bắt đầu từ việc trang trí món ăn hãy trang trí thật bắt mắt, nhiều màu sắc hoặc cầu kỳ hơn là tạo hình ngộ nghĩnh để thu hút sự chú ý của trẻ. Khi cho con ăn không dọa nạt hay quá mắng khiến trẻ sợ hãi, thay vào đó hãy cư xử thoải mái và luôn tươi cười trò chuyện cùng trẻ.

– Một số cách khác như: Bữa ăn không nên kéo dài quá lâu, tối đa 30 phút; Tuyệt đối không chiều theo các sở thích của con như vừa ăn vừa xem phim, nghịch điện thoại,…; Hạn chế đồ ăn vặt trước bữa chính; Cho bé ngồi ghế ăn dặm hoặc ăn cùng với gia đình


Cách xử lý tình trạng biếng ăn sinh lý

Trên đây là toàn bộ những thông tin ba mẹ cần nắm rõ về tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ. 

*Thông tin sưu tầm*

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *