Không phải chất béo nào cũng xấu, trong đó dạng chất béo không bão hòa được xem là loại chất béo an toàn với sức khỏe và mang lại nhiều tác dụng tốt nhất đối với trẻ. Vậy nguồn chất béo này có ở những thực phẩm nào có thể bổ sung cho trẻ?
1. Nhóm không bão hòa có lợi ích gì?
Chất béo không bão hòa có tốt không? Hầu hết khi nhắc đến nhóm chất này chúng ta thường nghĩ chúng gây ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe nhưng ngược chúng lại là nguồn vô cùng lành mạnh. Chúng mang nhiều lợi ích khác nhau, nổi bật nhất với tác dụng giảm mức cholesterol trong máu, cải thiện tình trạng viêm và ngăn ngừa rối loạn nhịp tim. Những chất béo này được tìm thấy trong cả thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật và động vật.
Ngoài ra, chất béo này còn đóng vai trò thiết yếu trong việc:
– Biến đổi và dự trữ năng lượng cần thiết cho cơ thể, phục vụ các hoạt động thể chất và sinh hoạt hằng ngày
– Hỗ trợ tăng trưởng tế bào và xây dựng các mô thần kinh
– Bảo vệ các cơ quan trong cơ thể
– Thúc đẩy sự hấp thụ chất dinh dưỡng đặc biệt là một số loại vitamin cần thiết như A, D, E, K
– Cung cấp các chất dinh dưỡng nhằm chống lại oxy hóa nhằm giúp bảo vệ các tế bào của cơ thể
– Sản xuất hormone quan trọng
– Giảm tình trạng viêm nhiễm
Chất béo không bão hòa là gì và có tốt cho trẻ không?
Các loại chất béo không bão hòa được chia thành 2 nhóm:
– Nhóm không bão hòa đơn(MUFA): Có thể làm giảm lượng cholesterol xấu.
– Nhóm không bão hòa đa (PUFA): Tiêu biểu nhất là omega 3 và omega 6, giúp giảm cholesterol cả xấu lẫn tốt.
2. Những loại thực phẩm nào chứa nhiều chất béo không bão hòa
2 nhóm chất béo đa đều có trong những nhóm thực phẩm riêng biệt. Cụ thể:
Nhóm không bão hòa đơn trong thực phẩm
Chất béo không bão hòa đơn được tìm thấy nhiều nhất từ nguồn thực vật. Lợi ích đã được chứng minh từ loại chất béo này có thể làm giảm các cholesterol xấu và không gây ảnh hưởng tới cholesterol tốt từ đó bảo vệ sức khỏe tim mạch đồng thời ngăn ngừa một số bệnh lý liên quan. Ngoài ra, chúng cũng có thể cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu ở mức phù hợp nhất để giảm khả năng mắc các bệnh tiểu đường.
Trẻ được cung cấp loại chất béo này sẽ hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh này trong tương lai cũng như tăng cường sức khỏe tổng thế ở mọi giai đoạn phát triển mà không lo không lành mạnh.
Nhiều loại thực vật và dầu thực vật có nhiều nhóm chất béo này bao gồm:
– Dầu từ ô liu, đậu phộng, hạt cải, hạt rum và hạt hướng dương.
– Quả bơ
– Hạt bí ngô.
– Hạt mè.
– Quả hạnh.
– Hạt điều.
– Đậu phộng và bơ đậu phộng.
– Hồ đào.
Thực phẩm chứa nhóm không bão hòa đơn
Loại không bão hòa đơn còn được tìm thấy trong nhiều trong thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa. Trong những thực phẩm này một nửa là bão hòa và một nửa là không bão hòa đơn nên mẹ có thể cân nhắc việc bổ sung thêm cho trẻ.
Nhóm không bão hòa đa trong thực phẩm
Trong nhóm không bão hòa đa chứa 2 nguồn axit béo omega-6 và axit béo omega-3. Đối với trẻ, được bổ sung cả omega 3 và omega 6 rất quan trọng.
Chúng góp phần hỗ trợ sự phát triển trí não, cải thiện và bảo vệ thị lực, tăng khả năng tập trung và ghi nhớ, cải thiện chất lượng giấc ngủ, tăng cường miễn dịch, giảm hen suyễn và các bệnh dị ứng liên quan,…….Ngoài ra, omega 3 và omega còn giúp giảm cholesterol xấu, giảm chất béo trung tính, tăng cholesterol tốt cao hơn và kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.
Với thực phẩm chứa nguồn axit béo omega-6 bao gồm:
– Dầu ngô.
– Dầu hạt bông.
– Dầu đậu phộng.
– Dầu đậu nành.
– Dầu hướng dương.
Nguồn axit béo omega-3 bao gồm:
– Các loại cá như cá hồi, cá cơm, cá thu, cá trích, cá mòi và cá ngừ.
– Dầu từ hạt cải, đậu nành, quả óc chó và hạt lanh.
– Đậu nành.
– Hạt chia.
– Hạt lanh.
– Quả óc chó.
Omega 3 thuộc nhóm không bão hòa đa
Từ tất cả những thông tin về nguồn chất béo không bão hòa, mẹ hãy cố gắng thay thế một chế độ ăn những chất béo xấu bằng cách tăng cường loại chất béo tốt này.
>>>Xem thêm: Nhu cầu calo mỗi ngày của trẻ từ 0 – 14 tuổi là bao nhiêu?
*Thông tin sưu tầm*