Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động quá mức mẹ cần chú ý

Trẻ bị tăng động và hiếu động là 2 phạm trù hoàn toàn khác nhau nhưng rất khó để mẹ nhận biết và cho rằng con có những hành vi như vậy là hoàn toàn bình thường và đang phát triển khỏe mạnh. Nhưng tăng động có thực sự an toàn. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé.

1. Trẻ bị tăng động là như thế nào?

Tăng động hay còn gọi là hội chứng tăng động giảm chú ý, tên tiếng anh là Attention Deficit Hyperactivity Disorder – ADHD. Đây là bệnh lý rối loạn thần kinh thường có những biểu hiện như mất tập trung chú ý, bốc đồng hiếu động quá mức,……Tỷ lệ mắc bệnh ở những bé trai cao hơn rất nhiều so với bé gái , thường xảy ra trong giai đoạn bắt đầu tuổi đi học từ 6 – 12 tuổi.

2. Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị tăng động

Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra được chính xác nguyên nhân trẻ bị tăng động là gì. Tuy nhiên sẽ có những tác động sau dẫn đến triệu chứng này ở trẻ:

– Trẻ bị rối loạn chức năng sinh học làm ảnh hưởng đến các chất làm nhiệm vụ dẫn truyền tín hiệu đến não bộ.

– Có thể trẻ đã bị những tổn thương ở vùng đầu

– Những yếu tố từ gia đình nhất là ba mẹ

– Chế độ ăn uống không lành mạnh, khoa học, nạp nhiều các chất có hại cho sức khỏe có thể là nguyên nhân khiến trẻ tăng động.

Nguyên nhân khiến trẻ mắc tăng động giảm chú ý

3. Biểu hiện cho thấy trẻ bị tăng động quá mức

Trẻ nghịch ngợm, hiếu động có thể coi là phản ứng khá bình thường khi trẻ bước vào độ tuổi có thể nhận thức được mọi thứ xung quanh. Vì thế mà có một số trẻ mắc bệnh tăng động sẽ có những biểu hiện giống như hiếu động nên khó có thể phân biệt được. Vì thế, mẹ hãy theo dõi những biểu hiện trẻ bị tăng động dưới đây để nhận biết dễ dàng hơn.

Hiếu động quá mức

Biểu hiện này rất dễ nhận ra, trẻ không bao giờ ngồi yên, khi bị mắng sẽ tỏ ra cáu gắt hơn bình thường. Luôn trong trạng thái đùa nghịch quá mức, leo trèo khắp nơi, phá phách, la hét ồn ào, không nhận thức được các hành vi gây nguy hiểm cho chính bản thân.

Mất tập trung

Trẻ bị tăng động không bao giờ tập trung vào lời người khác nói hoặc lắng nghe chăm chú, dễ bị các tác nhân bên ngoài làm phân tán tư tưởng nên hay rơi vào lơ đãng, làm gì cũng không nhớ được lâu, bỏ ngỏ, khó hoàn thành công việc trọn vẹn. Rất hay làm mất đồ chơi, đồ dùng học tập, thường xuyên bỏ sót các hoạt động cá nhân thường ngày. Sự mất tập trung sẽ gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến tình hình học tập của trẻ trên trường, bị kém hơn so với các bạn đồng trang lứa.

Biểu hiện trẻ bị tăng động

Làm việc gì cũng luôn vội vàng

Phần lớn những trẻ bị tăng động thường có tính cách luôn vội vàng, hấp tấp, làm việc gì cũng muốn nhanh chóng, bồng bột không nghĩ đến kết quả cuối cùng. Không để người khác nói xong mà ngắt lời, phá đám. Những điều này sẽ khiến trẻ dễ mắc lỗi khi làm bài tập, bài kiểm tra hay những công việc khác, đôi khi còn gây ức chế khó chịu cho người đối diện.

Khả năng ngôn ngữ kém

Trẻ chậm nói hay nói ngọng không có nghĩa là trẻ bị tăng động, nhưng cũng là một dấu hiệu để nhận biết trẻ mắc loại bệnh này, thêm vào đó là các biểu hiện khác như khả năng diễn đạt kém, cách sắp xếp câu chữ không có tổ chức, khả năng nghe đọc hiểu không thành thạo.

Hay nổi nóng, tức giận với mọi thứ

Chỉ cần một tác động nhỏ bởi gia đình hay không vừa ý một việc gì đó, trẻ sẽ không kiểm soát được cảm xúc của mình, quát tháo, tức giận, đập phá đồ linh tinh.


Hậu quả trẻ bị tăng động

4. Làm cách nào để điều trị trẻ bị tăng động

Để mặc trẻ và kéo dài tình trạng tăng động trong một khoảng thời gian dài, việc học tập, giao tiếp và cả tính cách của trẻ trong tương lai ít nhiều sẽ thay đổi theo hướng tiêu cực. Hầu hết để điều trị trẻ bị tăng động những phương pháp đánh vào tâm lý sẽ phù hợp hơn.

– Cải thiện hành vi cho con ở nhà lẫn trường học

– Khuyên nhủ nhẹ nhàng với những việc trẻ làm sai, không nên cáu gắt quá mức khiến trẻ hình thành tính cách chống đối.

– Đặc biệt là trước mặt người khác không nên chê bai trẻ nặng nề. Tặng một lời khen hoặc một món quà nhỏ khi hoàn thành một việc gì để giúp trẻ trở nên hào hứng và chăm chỉ hơn.

– Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể dục thể thao ngoài trời để rèn tính kiên nhẫn, kỷ luật và khả năng tập trung cao

– Thay đổi các thói quen không tốt của bố mẹ và trẻ.

– Thường xuyên trò chuyện, tâm sự với trẻ

Hy vọng thông qua bài viết này, cha mẹ sẽ dễ dàng nhận biết hơn những biểu hiện ở trẻ bị tăng động, luôn quan sát, chú ý đến con trong mọi hoạt động để có những biện pháp giáo dục hợp lý, nhanh chóng.

*Thông tin sưu tầm* 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *