Ép trẻ ăn: Những tác hại khôn lường mẹ cần lưu ý

Không phải đứa trẻ nào cũng có thể ăn uống một cách ngon lành vì nhu cầu mỗi trẻ mỗi khác. Nhưng vì tâm lý luôn muốn con ăn thật nhiều để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển khỏe mạnh và toàn diện, nhiều mẹ vô tư ép trẻ ăn mà không biết rằng những tác hại đằng sau hành động này là gì. Vậy nên, trong bài viết dưới đây, Ambrosia sẽ chỉ ra những tác hại từ việc ép trẻ ăn để mẹ nắm rõ và dần thay đổi nhé.

1. Ép trẻ ăn sẽ càng khiến trẻ biếng ăn hơn

Mỗi lần ép trẻ ăn quá nhiều, lâu dần trong tâm lý của trẻ hình thành sự sợ hãi khiến những bữa ăn hằng ngày trở thành “ác cảm” đối với chúng từ đó gây ra tình trạng biếng ăn. Mẹ biết đấy, trẻ biếng ăn rất khó để cải thiện trong một khoảng thời gian ngắn dù cho những cố gắng dỗ dành nhẹ nhàng hoặc nấu những món ăn con thích. Điều này đồng nghĩa với việc trẻ sẽ dễ bị mắc chứng suy dinh dưỡng, thấp còi, chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí não.


Ép trẻ ăn khiến trẻ biếng ăn hơn

2. Tạo cho con thói quen ngậm thức ăn trong miệng

Ép trẻ ăn những món không thích, nhiều trẻ sẽ thường nhè ra ngay lập tức nhưng có những trẻ lại ngậm thức ăn trong miệng không chịu nuốt hoặc nhai, lâu dần tình trạng này sẽ dần trở thành một “thói quen” khó bỏ ở trẻ dù ba mẹ không còn ép buộc con ăn nhiều nữa.

Trẻ ăn ngậm thường không được cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng. Vì vậy nếu tình trạng này kéo dài bé sẽ bị suy dinh dưỡng, thiếu vitamin, sức đề kháng giảm, ảnh hưởng khả năng phát triển chiều cao, cân nặng sau này. Ngoài ra, thói quen ngậm thức ăn trong miệng còn khiến con bị sâu răng, mòn men răng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ răng miệng sau này.

3. Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Ép trẻ ăn có tốt không? Câu trả lời là không vì “phương pháp” ăn uống này mang đến những hệ lụy lớn cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Cũng vì tâm lý sợ hãi khi bị ép ăn, trẻ sẽ ăn thật nhanh và cố gắng nuốt hết thức ăn trong một lần. Ăn quá nhanh cộng thêm việc thức ăn không được nhai kỹ, khi xuống dạ dày vẫn là dạng thô điều này sẽ khiến trẻ bị đau dạ dày và mắc các chứng rối loạn tiêu hóa đặc biệt là khó tiêu, táo bón, trào ngược dạ dày thực quản, nôn trớ,…..


Ép con ăn ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa

4. Ép trẻ ăn khiến trẻ không kiểm soát được thói quen ăn uống

Việc ép trẻ ăn sẽ khiến cho chúng mất đi khả năng kiểm soát về thói quen trong ăn uống từ đó trẻ dễ gặp phải một số hệ lụy không tốt với sức khỏe như

– Thừa cân béo phì do ăn uống quá nhiều hoặc mắc hội chứng cuồng ăn

– Hệ tiêu hóa của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và dẫn đến nguyên nhân gây ra các bệnh như khó tiêu, táo bón, các bệnh lý như viêm ruột, viêm dạ dày…

– Ngược lại trẻ có thể bị chán ăn, suy dinh dưỡng, kém phát triển

– Trẻ kén ăn và có ít sự lựa chọn thực phẩm hằng ngày

5. Trẻ bộc lộ những cảm xúc tiêu cực

Trẻ sẽ bộc phát những cảm xúc tiêu cực khi bị ép ăn quá đà, có thể cáu gắt ném đồ ăn lung tung hoặc tức giận với ba mẹ, người thân đồng thời sẽ tạo ra nỗi ám ảnh và chán ghét thức ăn. Thậm chí, khi lớn lên trẻ sẽ dễ hình thành tính cách nóng nảy, buồn bực, tâm lý bất ổn trong cuộc sống hằng ngày làm hạn chế khả năng giao tiếp với tất cả mọi người xung quanh.


Hình thành tâm lý sợ hãi

6. Khiến trẻ không thể phân biệt đói và no

Ngay từ khi còn nhỏ cơ thể trẻ đã tự cảm nhận được mức độ no hoặc đói. Nhưng mỗi trẻ mỗi thể trạng khác nhau nên sức ăn từ đó cũng có sự phân biệt rõ ràng, tuy nhiên nhiều bà mẹ không quan trọng điều đó mà thường đem con ra để so sánh với những đứa trẻ khác và bắt con ăn liên tục thay vì tập trung bổ sung dinh dưỡng đủ cho “bằng bạn bằng bè”.

Điều này sẽ khiến trẻ mất đi khả năng nhận thức khi nào đói, khi nào đã no, trẻ càng biếng ăn và sợ ăn hơn nữa.

Ép trẻ ăn có thể dẫn đến nhiều vấn đề cả về thể chất, sức khỏe lẫn tâm lý. Vì vậy, dù trẻ ăn ít hơn so với bạn bè, không chịu ăn hoặc mải chơi ba mẹ cũng không nên giải quyết bằng cách ép buộc con ăn quá mức. Quan trọng hơn cả vẫn là sự kiên nhẫn, bình tĩnh và dần dần thay đổi cách ăn uống cho trẻ. Có như vậy trẻ mới nhanh chóng ý thức được những thói quen tốt và phát triển khỏe mạnh hơn trong tương lai.

*Thông tin sưu tầm*

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *