Có những nguồn thực phẩm mang lại giá trị dinh dưỡng vô cùng cao nhưng lại nằm trong danh sách dễ gây dị ứng đối với trẻ ăn dặm. Việc loại bỏ chúng ra khỏi bữa ăn hằng ngày chỉ vì chúng gây dị ứng có thể là điều nên làm nhưng rất dễ khiến trẻ thiếu hụt nhiều vitamin khoáng chất và trở nên vô cùng kén ăn khi trưởng thành. Vậy ba mẹ phải làm thế nào trong trường hợp này? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để học cách giới thiệu đúng những thực phẩm dễ gây dị ứng với trẻ một cách an toàn.
1. Đối với trẻ ăn dặm đâu là những thực phẩm dễ gây dị ứng nhưng lại giàu dinh dưỡng
Trẻ ăn dặm bị dị ứng không phải là một trường hợp khó gặp. Dị ứng thực phẩm ảnh hưởng đến khoảng 1 đến 2 trong số 20 trẻ em. Các bệnh dị ứng, bao gồm dị ứng thực phẩm, ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Trẻ nhỏ có nhiều khả năng bị dị ứng hơn nếu gia đình có tiền sử mắc các bệnh dị ứng tương tự, ngược lại với những trẻ không có tiền sử gia đình bị dị ứng cũng có thể bị dị ứng nặng.
Thực phẩm dị ứng là một loại thực phẩm vô hại với hầu hết mọi người nhưng lại gây ra tình trạng dị ứng ở một số người, khi đó hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng lại với một số chất trong thực phẩm đó và gây ra các triệu chứng của phản ứng dị ứng.
Các loại thực phẩm phổ biến nhất gây ra dị ứng ở trẻ là:-
– Trứng
– Đậu phộng
– Các loại hạt cây (hạnh nhân, quả hạch Brazil, hạt điều, quả phỉ, hạt mắc ca, quả hồ đào, hạt thông, quả hồ trăn và quả óc chó)
– Đậu nành
– Động vật có vỏ (bao gồm tôm, cua và tôm hùm)
– Cá
– Lúa mì
Nhóm các thực phẩm dễ gây dị ứng ở trẻ
2. Làm thế nào để giới thiệu cho trẻ ăn dặm các thực phẩm dễ gây dị ứng?
Các phản ứng sau dị ứng thực phẩm là nỗi lo lắng lớn nhất của ba mẹ có trẻ trong độ tuổi ăn dặm, hơn nữa tất cả các thực phẩm được liệt kê trong danh sách trên đều là nguồn cung ứng dinh dưỡng tuyệt vời dành cho trẻ. Vì thế, để trẻ vừa có thể phát triển tốt nhờ thực phẩm, vừa hạn chế tình trạng dị ứng, ba mẹ có thể áp dụng một số phương pháp hữu ích dưới đây.
Bắt đầu từ một lượng nhỏ
Không có nghiên cứu rõ ràng nào cho chúng ta biết chính xác lượng thức ăn gây dị ứng mà bé cần ăn để ngăn ngừa dị ứng thực phẩm, vì vậy ba mẹ nên bắt đầu từ một lượng nhỏ, dùng càng ít thì phản ứng dị ứng càng ít trở nên nghiêm trọng hơn và cũng để trẻ làm quen với thức ăn một cách từ từ.
Trong trường hợp không có bất cứ phản ứng nào xảy ra dù là phản ứng ít nghiêm trọng nhất, ba mẹ mới có thể tăng dần số lượng trong vài ngày cho đến khi trẻ ăn được số lượng lớn hơn. Bên cạnh đó, khi bạn đã loại trừ khả năng dị ứng thức ăn ở trẻ ăn dặm với thực phẩm đó, hãy cố gắng để con ăn thường xuyên nhất có thể, nhưng tối thiểu là hàng tuần để không gây ngán.
Cho trẻ ăn dặm một lượng nhỏ trước để thử phản ứng dị ứng
Giới thiệu các thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ ăn dặm ngay từ sớm
Hãy giới thiệu các loại thực phẩm dị ứng phổ biến trước khi trẻ được 12 tháng tuổi, vì điều này có thể làm giảm nguy cơ bị dị ứng hiệu quả.
Thời điểm thích hợp để cho trẻ tiếp xúc với những thực phẩm dị ứng
Hầu hết các phản ứng dị ứng không xảy ra sớm mà thường bắt đầu có triệu chứng trong vòng một đến hai giờ. Vì vậy, ba mẹ có thể cân nhắc cho trẻ ăn dặm nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng này ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng hoặc ngay sau khi ngủ trưa.
Bằng cách đó, nếu trẻ có phản ứng, ba mẹ sẽ dễ dàng hơn trong việc theo dõi trẻ kịp thời liên hệ với bác sĩ trong những trường hợp phản ứng miễn dịch diễn ra nghiêm trọng hơn.
Thời điểm thích hợp để cho trẻ tiếp xúc với những thực phẩm dị ứng
Không nên đưa quá nhiều thực phẩm dị ứng cùng lúc
Chỉ nên chọn giới thiệu một loại thực phẩm dễ gây dị ứng để bổ sung cho trẻ ăn dặm ở một thời điểm nhất định, có như vậy nếu có phản ứng xảy ra, ba mẹ sẽ không còn bối rối khi không biết thực phẩm nào trong bữa ăn đó là nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng ở con.
Cho trẻ tiếp xúc với thực phẩm dị ứng thường xuyên hơn
Nếu trẻ không bị dị ứng với thức ăn mới, hãy tiếp tục cho bé ăn khoảng hai lần một tuần. Dị ứng có thể phát triển nếu thức ăn không được tiếp nhận thường xuyên sau khi thử.
Cho trẻ tiếp xúc với thực phẩm dị ứng thường xuyên hơn
Quá trình cho trẻ ăn dặm là một quá trình khó khăn đối với ba mẹ nhưng giai đoạn này được xem là tiền đề cho mọi khả năng phát triển vượt trội của trẻ về lâu dài. Vì thế nắm rõ từng thông tin quan trọng sẽ giúp ba mẹ cùng bé trải qua khoảng thời gian ăn dặm hiệu quả hơn.
>>>Xem thêm: Trẻ ăn váng sữa có tăng cân không? Hướng dẫn sử dụng váng sữa
*Thông tin sưu tầm*