Mẹ có biết về một số tác hại khi cho trẻ sơ sinh uống nước sớm

Trong giai đoạn trẻ sơ sinh bú cả sữa mẹ và sữa công thức, mẹ không cần phải bổ sung thêm nước cho trẻ vì 2 nguồn dinh dưỡng này gần như đã cung cấp đủ lượng nước cần thiết hỗ trợ các hoạt động của cơ thể. Ngược lại cho trẻ sơ sinh uống nước thêm còn tiềm ẩn những nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Vậy đó là những tác hại gì? Hãy cùng Ambrosia tìm hiểu dưới bài viết này nhé.

1. Trẻ sơ sinh đã uống đủ nước qua sữa mẹ và sữa công thức

Đối với trẻ sơ sinh, tổng lượng nước chiếm đến 75 – 80% cơ thể, chúng tham gia và hỗ trợ hầu hết mọi chức năng cơ quan quan trọng vì thế nhiều mẹ cố gắng bổ sung thật nhiều để đảm bảo trẻ có đầy đủ lượng nước cần thiết.

Nhưng có nên cho trẻ sơ sinh uống nước không? Câu trả lời là không cần thiết. Trong sữa mẹ đã chứa hơn 80% là nước, đặc biệt là dòng sữa đầu (sữa đầu mỗi cữ bú). Do đó, bất cứ khi nào mẹ cảm thấy trẻ khát, có thể cho bú. Ngay cả trong điều kiện khí hậu nóng, trẻ chỉ cần bú mẹ là đủ.

Còn với những trẻ uống sữa công thức, vì trong loại thực phẩm này có lượng muối khoáng cùng chất đạm nhiều hơn so với sữa mẹ, dễ khiến “cơn khát” xuất hiện nên có thể cho trẻ sơ sinh uống nước thêm để thải bớt. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo lượng nước phù hợp, cụ thể không quá 4 muỗng cafe.


Trẻ uống sữa mẹ hoặc sữa công thức có cần uống nước thêm nữa không?

Vậy nên, mẹ chỉ cần bổ sung nước trong trường hợp bị ốm cần dung dịch bù nước bằng đường uống, sử dụng thuốc nhỏ, siro vitamin, khoáng chất,…… Còn lại, không cần thiết phải cho trẻ sơ sinh uống nước hoặc chỉ nên uống với lượng vừa phải.

2. Tác hại khi cho trẻ sơ sinh uống nước

Nhiều mẹ có thể nắm rõ về những lợi ích của nước nhưng hầu hết sẽ khá bất ngờ về việc cho trẻ sơ sinh uống thêm nước trong giai đoạn bú sữa mẹ hoặc sữa công thức lại có thể gây ra những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Vậy tác hại là gì?

Trẻ sơ sinh uống nước khó hấp thu sữa

Nếu cho trẻ uống quá nhiều nước, khi vào cơ thể, lượng nước lại chiếm tỷ trọng quá lớn so với lượng “sữa”, điều này sẽ làm cản trở khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng có trong sữa mẹ và sữa công thức. Hậu quả là trẻ thấp bé, còi cọc, không tăng cân, chậm lớn, trí não kém phát triển,………

Ngoài ra, vì dạ dày của trẻ còn khá nhỏ nên việc uống thêm nước sẽ làm đầy dạ dày, khiến trẻ no và không chịu bú sữa nữa.

Tăng nguy cơ nhiễm trùng

Hệ miễn dịch không tốt như người lớn, gần như còn yếu và chưa vững vàng, hoàn thiện., nếu uống nước dù là nguồn nước sạch nhưng vẫn có nguy cơ chứa các mầm bệnh mà cơ thể trẻ chưa “chống” lại được, từ đó tăng khả năng bị nhiễm trùng đường tiêu hóa gây ra tình trạng tiêu chảy nặng, hấp thụ kém, suy dinh dưỡng cao.


Dễ bị nhiễm trùng

Gây nhiễm độc nước

Mẹ đã bao giờ nghe nói uống nhiều nước cũng có thể khiến cơ thể bị nhiễm độc nước chưa? Có thể chưa biết đến vì hiện tượng này khá hiếm gặp nhưng không phải không xảy ra. Vì thế vẫn phải phòng tránh để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.

Tại sao lại có nhiễm độc nước? Uống nhiều nước sẽ làm loãng nồng độ natri trong cơ thể. Số natri đó sẽ theo nước thoát ra bên ngoài cơ thể vì thận bé vẫn chưa hoàn thiện, từ đó dẫn đến thiếu hụt. Trẻ bị thiếu natri có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não, bé có thể bị động kinh, co giật…

3. Khi nào cho trẻ mới có thể uống nhiều nước?

Ở giai đoạn trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi, sữa mẹ hoặc sữa công thức sẽ là nguồn cấp nước an toàn. Vậy bao lâu mới cho trẻ sơ sinh uống nước? Bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ có thể cho trẻ uống nước. Mỗi lần uống nên đổ nước ra thìa hoặc đổ nước vào bình, cốc để dễ uống, tuyệt đối không cho trẻ tu chai, khả năng bị sặc nước rất cao.


Trẻ sơ sinh uống nước khi nào?

Không phải nước không đủ tốt, không mang nhiều lợi ích cho sức khỏe mà vấn đề ở đây là cho trẻ sơ sinh uống nước sao cho phù hợp với độ tuổi và đúng liều lượng cần thiết. Vì thế hy vọng bài viết này đã cho mẹ biết thêm một thông tin bổ ích trong hành trình chăm sóc con yêu khỏe mạnh, phát triển toàn diện.

>>>Xem thêm: Trẻ kén ăn – Làm cách nào để ba mẹ có thể “đối phó”?

*Thông tin sưu tầm*

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *