Những thói quen khiến răng của trẻ bị ảnh hưởng mà ba mẹ cần thay đổi

Sức khỏe răng của trẻ quan trọng không kém so với sức khỏe tổng thể. Nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng từ giai đoạn răng sữa cho đến răng trưởng thành, trẻ có thể rất dễ mắc các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm lợi, tủy răng, răng xỉn màu, đổi màu, mất răng……vừa gây mất thẩm mỹ, vừa mất rất nhiều thời gian để điều trị. Vì thế, bài viết dưới đây sẽ liệt kê cho ba mẹ những thói quen có thể khiến răng của trẻ bị ảnh hưởng nghiệm trọng sau thời gian dài. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu nhé.

1. Không chú ý đến vấn đề ăn uống của trẻ

Đồ ăn nhanh, bánh kẹo hay nước ngọt,…..thường là những món mà trẻ nhỏ vô cùng yêu thích nhưng về lâu dài với việc ăn uống không được kiểm soát từ ba mẹ, răng của trẻ bị sâu do những loại thực phẩm trên đa số đều chứa đường sau khi ăn sẽ để lại những mảng bám, hơn nữa còn dễ bị mòn men răng do sử dụng nước ngọt có ga, nước chanh, nước ép cam,…..khiến axit tràn vào lớp phủ bên ngoài. Hơn nữa, vấn đề này còn gây nên tình trạng béo phì, kém phát triển do kém dưỡng chất,……….

Do đó, tốt hơn hết ba mẹ chú ý hơn trong vấn đề ăn uống của trẻ và đừng quên vệ sinh răng miệng sạch sẽ ngay sau khi ăn.


Răng của trẻ bị ảnh hưởng do thói quen ăn vặt không kiểm soát

2. Để trẻ tự chải răng và chải răng sai cách

Ba mẹ có thể rèn cho trẻ tự chải răng mà không cần trợ giúp nhưng điều đó không có nghĩa là bỏ mặc trẻ. Ba mẹ có thể không “can thiệp” trực tiếp vào việc chải răng hằng ngày nhưng cần bên cạnh để hướng dẫn, nhắc nhở trẻ cách chải răng đúng cách cho đến khi trẻ nắm rõ và bắt đầu hình thành được thói quen.

Nếu cha mẹ để trẻ tự chải răng và chải răng không đúng cách, điều này sẽ tạo cơ hội cho các mảng bám tồn đọng lại ở kẽ răng, vi khuẩn sinh sôi trong miệng gây sâu răng, viêm nướu,…

Bảo vệ hàm răng của trẻ bằng các bước chải răng đúng cách như sau:

– Bước 1: Cho trẻ súc miệng rồi lấy một lượng kem đánh răng nhỏ bằng hạt đậu

– Bước 2: Dạy trẻ chải từ mặt ngoài trước rồi đến mắt trong, chải cả hàm trên lẫn hàm dưới. Khi chải, hàm trên hất xuống, hàm dưới hất ngược lên hoặc xoay tròn bàn chải đánh răng. Lặp đi lặp lại các bước chải khoảng 10 lần.

– Bước 3: Cho trẻ súc miệng sạch sẽ để lấy hết thức ăn thừa và kem đánh răng ra khỏi miệng.

– Tiếp bước 4: Làm sạch lưỡi, bạn hãy đặt mặt chải lưỡi lên lưỡi, rồi nhẹ nhàng kéo từ trong ra ngoài khoảng 10 lần.

–  Kết thúc bước 5: Súc miệng lại với nước hoặc với nước súc chuyên dụng

3. Bú bình kéo dài hoặc ngậm ti giả thường xuyên gây ảnh hưởng đến răng của trẻ

Các nha sĩ khuyên dùng, trẻ bú bình nên kết thúc khi đạt 18 tháng tuổi và giới hạn thời gian ngậm núm vú giả khi trẻ 2 tuổi. Nếu ba mẹ vẫn tiếp tục duy trì thói quen này từ 2 tuổi trở nên, tuy không gây ra những tác động xấu đến sức khỏe răng nhưng lại khiến hàm răng của trẻ có nguy cơ bị hô, cấu trúc hàm, xương và răng bị lệch lạc, răng mọc không đều……..rất khó khăn cho việc ăn uống.

Ngậm ti kéo dài không tốt cho răng của trẻ mà nhiều mẹ không hề hay biết

4. Ngậm khi ăn

Tuyệt đối không để trẻ ngậm thức ăn quá lâu khi ăn. Vì thức ăn trong miệng sẽ được chuyển hóa thành các loại đường như maltose, glucose do cơ chế tiết nước bọt khi ngai, nếu trẻ không nuốt xuống ngay mà nằm trong miệng rất lâu, thì những loại đường này sẽ trực tiếp ăn mòm men răng, bám sâu vào mặt ngoài của răng rất khó vệ sinh sạch sẽ từ đó dẫn đến nhiều vấn đề răng miệng đặc biệt là sâu răng và hại tủy.

Chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách, hãy trị chứng ngậm thức ăn ở trẻ bằng những phương pháp như:

– Áp dụng chiến thuật “bỏ đói” trẻ

– Đa dạng thực đơn hằng ngày

– Cho trẻ ăn cùng gia đình

– Giới hạn một thời gian ăn không quá 30 phút mỗi bữa

– Không ép hay quát tháo khi trẻ không chịu ăn

– Tránh trộn chung các loại thức ăn khác nhau vào cùng một bát

– Tuyệt đối không nên cho trẻ ăn gì 30 phút trước bữa chính

5. Cắn móng tay, nghiến chặt răng hoặc cắn các vật lạ

Cắn các vật lạ đặc biệt là thói quen cắn móng tay không chỉ gây mất vệ sinh, dễ mắc phải các bệnh lý không tốt cho đường ruột và sức khỏe nói chung, mà còn gây ra ảnh hưởng xấu đến vấn đề răng miệng cụ thể răng của trẻ có thể bị mòn, dễ rạn nứt, mẻ, ê, đau răng và giảm độ ngon miệng khi ăn uống, lâu ngày còn có thể làm chết tủy răng và dễ có nguy cơ bị sưng tấy hay nhiễm trùng


 Răng bị sứt mẻ 

6. Uống sữa trước khi đi ngủ không tốt cho răng của trẻ như nhiều mẹ vẫn tưởng

Nhiều mẹ áp dụng thời điểm cho con uống sữa trước khi đi ngủ với mục đích làm ấm bụng để trẻ ngủ ngon hơn. Nhưng điều này là không nên, bởi thứ nhất việc trẻ uống sữa trước khi đi ngủ khiến trẻ bị no, ngược lại với việc làm ấm bụng trẻ có thể bị mất ngủ, đầy hơi, khó chịu và trằn trọc suốt đêm. Thứ 2, trong sữa cũng chứa lượng đường khá cao làm tổn thương lớp men răng và dẫn đến các bệnh về răng của trẻ khác

Nếu trẻ đang “giữ” một hay nhiều thói quen được liệt kê ở trẻ, ba mẹ hãy cố gắng thay đổi chúng ngay lập tức để bảo vệ răng của trẻ hiệu quả và an toàn trước các nguy cơ về bệnh lý răng miệng nhé.

*Thông tin sưu tầm*

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *