TÁC HẠI ĐẾN SỨC KHỎE KHI CHO TRẺ ĂN QUÁ NHIỀU ĐƯỜNG?

“Cho trẻ ăn quá nhiều đường chỉ gây sâu răng mà thôi” Đây là suy nghĩ sai lầm của nhiều ông bố bà mẹ. Đường tuy là một chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ, tuy nhiên nếu nạp quá nhiều đường vượt mức cho phép sẽ gây ra một vài bệnh lý không tốt. Vậy những tác hại đó là gì?

1. Một ngày nên cho trẻ tiêu thụ bao nhiêu đường?

Trong hoạt động hằng ngày, đường đóng vai trò như một nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể và góp phần phát triển tư duy của não bộ. Nhưng theo các khuyến cáo từ tổ chức y tế, đường nên được tiêu thụ ở mức vừa phải để tránh gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đặc biệt là trẻ nhỏ.
Đường được chia ra làm 2 loại:

– Đường tự nhiên là loại đường có sẵn trong thực phẩm phổ biến fructose trong trái cây, mật ong và lactose trong sữa hay các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc.
– Đường bổ sung được thêm vào trong quá trình chế biến thực phẩm như bánh kẹo, nước ngọt,…..Phổ biến là đường tự nhiên (fructose) hay đường chế biến (sản xuất từ bắp).

Hầu hết những loại đường này đều được sử dụng rất nhiều trong thực đơn ăn uống hằng ngày, vì thế để cân đo đong đếm được lượng đường chính xác vào cơ thể trẻ nhưng vẫn có thể ước tính xấp xỉ dựa vào độ tuổi.

– Trẻ từ 2 đến 3 tuổi: 25g đường (5 muỗng cà phê)
– Trẻ từ 4 đến 8 tuổi: 30 – 35g đường (6 muỗng cà phê)
– Trẻ từ 9 đến 12 tuổi: 40g đường (8 muỗng cà phê).
– Trẻ từ 12 tuổi trở lên: 45g đường (9 muỗng cà phê).

Đối với trẻ dưới 1 tuổi, mặc dù có thể cho trẻ ăn đường, nhưng theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, Bộ Nông nghiệp và Bộ Y tế Hoa Kỳ đã cùng công bố các khuyến nghị rằng trẻ em dưới 2 tuổi nên tránh bất kỳ loại đường nào.

Lượng đường phù hợp cho trẻ

2. Cho trẻ ăn nhiều đường gây ra những mối nguy nào cho sức khỏe?

Ăn đường nhiều có tốt cho trẻ không? Câu trả lời là không. Vì đường có thể gây ra những tác hại cho sức khỏe của trẻ như sau:

Có nguy cơ bị thừa cân béo phì

Đường chỉ có tác dụng cung cấp calo còn các chất dinh dưỡng khác hầu như không có hoặc ít. Ăn càng nhiều đường từ các loại thực phẩm như bánh, nước ngọt, kẹo ngọt,….thì lượng calo càng lớn, nếu không được “đốt cháy” sẽ làm trẻ bị tăng cân mất kiểm soát. Vì thế cho trẻ ăn nhiều đường chính là nguyên nhân gây nên tình trạng thừa cân, béo phì.

Tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tiêu thụ nhiều đường có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cao hơn 40% so với người sử dụng ít. Đối với trẻ nhỏ thì con số này càng lớn, đường làm tăng mức insulin từ đó tăng nhịp tim và huyết áp dẫn đến nguy cơ cao mắc các các triệu chứng như suy tim, hẹp van động mạch chủ, rối loạn nhịp tim, xơ vữa động mạch,…..kéo dài đến khi trẻ trưởng thành.

Cho trẻ ăn quá nhiều đường gây sâu răng

Trẻ em rất thích ăn đồ ngọt và có thể ăn liên tục trong ngày, nhưng lượng đường có trong các loại thực phẩm này rất cao hơn nữa còn chứa nhiều axit hữu cơ có tính ăn mòn cực lớn, nếu không được vệ sinh sạch sẽ hằng ngày, chúng sẽ tấn công và làm mất khoáng men răng dần dần khiến răng bị sâu, hỏng tủy chân răng.

Cho trẻ ăn nhiều đường có tốt không?

Thiếu chất dinh dưỡng

Cũng vì đường có lượng calo lớn nên dễ làm trẻ no lâu mà không chịu tiếp nhận những thực phẩm khác. Đồng nghĩa với việc cơ thể trẻ sẽ bị thiếu các chất dinh dưỡng khác có lợi hơn cho sự phát triển.

Rối loạn hệ tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa cũng là một trong những tác hại khi cho trẻ ăn quá nhiều đường. Chất ngọt từ đường bổ sung khi được tiêu hóa, có thể dẫn các hại khuẩn đến đường ruột đồng thời giảm các lợi khuẩn tốt có nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn và bảo vệ cơ thể. Do đó các triệu chứng như tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng,…. sẽ xảy ra.

3. Làm thế nào để giảm lượng đường cho trẻ?

Không nên cho trẻ ăn nhiều đường bằng cách cắt giảm lượng đường trong khẩu phần ăn hằng ngày sao cho phù hợp nhất để tránh những rủi ro cho sức khỏe của trẻ như nêu trên. Vậy làm thế nào để điều chỉnh lượng đường nạp vào cơ thể trẻ?

– Cho trẻ uống nước lọc hoặc nước trái cây thông thường. Hạn chế uống các đồ uống có ga, nước ngọt chứa đường bổ sung
– Không nên cho trẻ ăn quá nhiều bánh kẹo thay vào đó nếu có thời gian mẹ có thể làm các món bánh ít đường cho trẻ ăn vặt hàng ngày
– Cho trẻ ăn rau củ quả, trái cây tươi
– Duy trì việc vệ sinh răng miệng 2 lần/ngày
– Với mỗi loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho trẻ hãy kiểm tra kỹ lượng lượng đường được ghi trên bao bì sản phẩm. Tốt nhất là cho trẻ sử dụng các loại sữa, sữa chua, váng sữa,…. ít đường.

Mách mẹ nên lựa chọn các sản phẩm kem trứng và kem sữa Ambrosia từ tập đoàn thực phẩm hàng đầu của Anh – Premier Foods. Thành phần ít đường, hơn nữa còn chứa nhiều các dưỡng chất tốt như canxi, vitamin D,…kết cấu mịn màng, vị thơm ngon đúng chuẩn bé thích. Hoàn hảo để trở thành một món ăn nhẹ ngon miệng.

Hạn chế lượng đường cho trẻ

Cho trẻ ăn quá nhiều đường gây ra những mối nguy hại rất lớn cho sức khỏe của trẻ. Thay vào đó mẹ nên cân đối lượng đường mỗi ngày và thay đổi cho bé một thói quen ăn uống lành mạnh.

*Thông tin sưu tầm*

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *