THỰC ĐƠN ĂN DẶM NGỌT CHO BÉ VÀ NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN LƯU Ý

Khởi đầu cho hành trình ăn dặm, một thực đơn với các món ngọt sẽ là sự lựa chọn tốt nhất dành cho bé vừa giúp chúng nhanh chóng thích nghi với giai đoạn mới vừa bảo vệ tốt hệ tiêu hóa của con. Trong bài viết dưới đây, Ambrosia sẽ mách mẹ một vài thực đơn ăn dặm ngọt để mẹ tha hồ tự tay “trổ tài” làm các món ăn thật ngon cho bé và vẫn đảm bảo có đầy đủ chất dinh dưỡng.

1. Trẻ ăn dặm nên ăn bột ngọt hay mặn trước?

Khi bắt đầu ăn dặm, ba mẹ nên tập cho bé ăn dặm ngọt trước rồi sau đó mới xen kẽ ăn dặm mặn bởi lúc này hệ tiêu hóa của bé cũng đã dần thích nghi hơn với các loại thức ăn khác ngoài sữa, khả năng hấp thu và chuyển hóa cũng sẽ không còn gặp trở ngại lớn nữa. Vậy cho bé ăn dặm ngọt bao lâu? Câu trả lời lời là bắt đầu bước vào giai đoạn 6 tháng cho đến khi trẻ đạt được cột mốc 7 – 8 tháng tuổi trở nên thì ăn dặm mặn.

Thực đơn ăn dặm ngọt thường xoay quanh các loại thực phẩm như chế phẩm từ sữa, ngũ cốc, trái cây hoặc các loại cháo kết hợp cùng với rau củ. Vị ngọt mang đến cho trẻ cảm giác quen thuộc giống như giai đoạn bú sữa mẹ và sữa công thức bổ sung từ đó kích thích vị giác, giúp bé ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên mẹ nên đặc biệt lưu ý, tuyệt đối không nêm nếm thêm bất cứ loại gia vị nào khác kể cả đường vào đồ ăn để tránh làm hại dạ dày và thận của bé.

2. Thực đơn ăn dặm ngọt cho bé

Dưới đây sẽ là một số món ăn dặm ngọt cho bé mà mẹ có thể dễ dàng chế biến chỉ trong vài phút

Bột ngô và sữa

Bước 1: Đem ngô rửa thật sạch, thái lấy hạt (cách này sẽ loại bỏ được đầu cứng của các hạt ngô). Sau đó cho vào máy xay cùng với một bát nước cho đến khi hỗn hợp nhuyễn, mẹ lấy lưới hoặc rây để lọc tinh bột ngô, bỏ bã

Bước 2: Pha sữa đặc.

Bước 3: Bắc một cái nồi, đổ nước ngô vào rồi đun lửa nhỏ. Đảo ngô cho đến khi bột chín, đặc quánh lại rồi phần sữa đã chuẩn bị vào và tiếp tục khuấy đều.

Bước 4: Đảo trong vòng 2 – 4 phút rồi tắt bếp và cho con thưởng thức


Thực đơn ăn dặm ngọt cho bé với ngô và sữa

Súp khoai tây, cà rốt ngô ngọt

Bước 1: Mẹ đem cà rốt gọt vỏ, thái nhỏ. Phần khoai tây mẹ cũng sơ chế tương tự như cà rốt. Ngô mẹ rửa sạch và tách lấy hạt.

Bước 2: Mẹ hãy chuẩn bị một nồi nước sôi, sau đó cho cà rốt vào trước. Tiếp theo mẹ thêm khoai tây và ngô rồi luộc đến khi các loại chín mềm. Sau đó mẹ cho phần sữa vào và nấu đến khi có mùi thơm

Bước 3: Mẹ hãy tắt bếp và chờ đến khi các nguyên liệu đã nguội hẳn thì cho vào máy xay để xay nhuyễn

Bước 4: Mẹ nhớ rây phần hỗn hợp đã xay trước khi cho con yêu măm măm nhé!

Bột ngọt khoai lang

Bước 1: Sau khi sơ chế khoai lang, mẹ hãy hấp chín và nghiền nhuyễn

Bước 2: Khi nấu bột cho con, mẹ hãy nhớ đảo đều tay để bột được chín đều. Sau đó mẹ cho phần khoai đã nghiền nhuyễn vào và cho thêm một thìa bơ để tăng chất béo cho món ăn nhé!

Bước 3: Sau đó mẹ hãy cho từ từ sữa vào và khuấy lại. Mẹ đừng quên rây lại bột trước khi cho con ăn nhé!

Hoa quả

Với hoa quả tốt nhất mẹ nên cho trẻ ăn trực tiếp. Để trẻ dễ ăn hơn nên chọn những loại mềm như chuối, đào, xoài, đu đủ, hồng xiêm,……Sau đó nghiền hoặc có thể cho vào máy xay nhuyễn. Không thêm đường

Ăn dặm ngọt với hoa quả

Các chế phẩm từ sữa

Bắt đầu ăn dặm bằng bột ngọt mẹ không nên các chế phẩm từ sữa để bổ sung thêm những dưỡng chất tốt cho sự phát triển của trẻ và có thể kéo dài trong cả giai đoạn ăn dặm ngọt lẫn ăn dặm mặn. Tuy nhiên cần lưu ý, các sản phẩm chế phẩm từ sữa này sẽ thích hợp để làm bữa phụ không nên thay thế các bữa ăn chính trong ngày.

Giới thiệu cho mẹ một món ăn bổ dưỡng từ nước Anh xa xôi – Váng Ambrosia Mini Custard (kem sữa trứng). Ambrosia Devon Custard là món kem sữa tráng miệng ít chất béo, chỉ chứa khoảng 3% chất béo nên mẹ không lo bé ăn bị béo phì. Kết cấu sữa trứng mịn màng, mượt mà, vị béo ngậy nhưng không quá ngọt rất thích hợp với khẩu vị của các bé. Ngoài ra, Ambrosia còn đặc biệt chú trọng bổ sung canxi, vitamin D tốt cho sự phát triển xương, răng.


Váng Ambrosia Mini Custard

3. Một số lưu ý khi cho trẻ ăn dặm ngọt

– Trong giai đoạn ăn dặm ngọt, mẹ vẫn phải cung cấp đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất quan trọng bao gồm tinh bột (gạo, mì, khoai, bắp), đạm ( sữa, các chế phẩm từ sữa), vitamin và khoáng chất (rau, trái cây…) và chất béo ( dầu olive, dầu dừa và dầu gấc).

– Không sử dụng những loại trái cây cứng, có tính nhiệt cao

– Mỗi món cho bé ăn cần được xay và nấu thật nhuyễn

– Chú ý hơn các đến loại thực phẩm mà bé bị dị ứng để phòng tránh

– Luôn luôn phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm lẫn các dụng cụ chế biến trong bếp.

Bước vào giai đoạn ăn dặm đặc biệt là ở thời điểm đầu, trẻ sẽ gặp khá nhiều khó khăn để thích nghi với các loại thực phẩm mới. Do đó, ba mẹ cần phải luôn nhớ đến nguyên tắc “cho trẻ ăn dặm ngọt trước rồi mới ăn dặm mặn sau”.

*Thông tin sưu tầm* 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *