Trẻ bị dị ứng với thức ăn là nỗi lo rất lớn của ba mẹ, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe vừa không thể bổ sung được các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Trẻ bị dị ứng có thể do cơ địa, di truyền hoặc một số loại thực phẩm có yếu tố dị nguyên. Vì thế để nhận biết được con có đang bị dị ứng hay mắc một tình trạng khác. Ba mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ và có cách xử lý kịp thời.
1. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị dị ứng với thức ăn
Dị ứng thức ăn là một hiện tượng xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với một loại protein có trong thành phần của một số thực phẩm nhất định. Tỷ lệ trẻ em mắc các bệnh dị ứng cao hơn người lớn rất nhiều, một phần do di truyền hoặc cơ địa kém, một phần do hệ tiêu hóa lúc này còn khá non nớt nên việc làm quen với các thức ăn mới trẻ không quen khiến cơ thể sinh ra những phản ứng dữ dội.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị dị ứng với thức ăn như sau:
– Da nổi phát ban, mề đay, các nốt bị sưng tấy, mẩn đỏ gây ngứa ngáy, khó chịu
– Giãn mạc khiến sưng huyết, phù nề tại nhiều vị trí như lưỡi, mắt, tai hoặc toàn thân
– Hơi thở khó khăn, khò khè kèm theo triệu chứng hắt hơi, sổ mũi
– Tim đập nhanh hơn bình thường, huyết áp giảm
– Tiêu chảy, nôn mửa, co thắt cơ trên làm trẻ đau bụng dữ dội
– Quấy khóc, bỏ ăn, mệt mỏi
– Nguy hiểm nhất là bị sốc phản vệ
Những biểu hiện này thường diễn ra khá nhanh, ngay cả khi trẻ chỉ tiếp xúc với một lượng nhỏ thức ăn, chỉ trong vòng vài phút đến vài tiếng trẻ bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu dị ứng rõ rệt.
Dấu hiệu trẻ bị dị ứng thức ăn
2. Những loại thực phẩm nào dễ gây dị ứng thức ăn ở trẻ
Trong 6 tháng đầu tiên, nguồn thức ăn chính của trẻ chủ yếu là sữa mẹ và sữa công thức nhưng vẫn có số ít trẻ bị dị ứng với 2 nguồn dinh dưỡng này. Với sữa mẹ, hầu hết đều đến từ chế độ ăn uống của người mẹ, còn với sữa công thức, trẻ bị dị ứng nhiều nhất là thành phần đạm sữa bò.
Trong 6 tháng tiếp theo đến khi trưởng thành, để đảm bảo đủ dinh dưỡng trẻ phải nạp vào cơ thể nhiều loại thực phẩm khác nhau. Vì thế mà bệnh dị ứng sẽ dễ xảy ra hơn. Nó có thể kết thúc khi trẻ đạt đến một độ tuổi nhất định nhưng vẫn có thể kéo dài mãi về sau trở thành bệnh mãn tính.
Dưới đây là một số thức ăn thường gây ra dị ứng ở trẻ mà mẹ nên cẩn trọng trong việc sử dụng:
– Trứng
– Hải sản như cá, tôm, cua, hàu,……
– Các loại hạt như đậu phộng, hạt macca, hạt điều, quả óc chó, hạnh nhân,…
– Gluten có trong ngũ cốc: lúa mì, ngô, yến mạch,…
– Dị ứng với một số chất bảo quản thực phẩm
– Một số thực phẩm khác như bột ngọt, dưa leo, cà chua,…
Thực phẩm gây dị ứng ở trẻ
3. Làm thế nào xử lý khi trẻ bị dị ứng thức ăn
Nếu trẻ bị dị ứng với thức ăn trong trường hợp nhẹ như ngứa ngáy, mẩn đỏ,….,mẹ có thể dùng nước đá chườm lên các vết sưng giúp trẻ không bị khó chịu đồng thời dùng các loại kem bôi theo chỉ dẫn từ các bác sĩ. Không để trẻ gãi hay chạm tay vào vết ngứa tránh nguy cơ nhiễm trùng vùng da dị ứng.
Các trường hợp nặng hơn như vết mẩn đỏ lan rộng toàn thân, tay chân hoặc toàn cơ thể bị sưng phù, khó thở, khò khè, tức ngực hoặc nguy hiểm hơn là sốc phản vệ,….ba mẹ hãy đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được các xử lý kịp thời. Tuyệt đối không sử dụng thuốc khi chưa có hướng dẫn từ bác sĩ hoặc áp dụng các mẹo vặt dân gian khiến tình trạng dị ứng thêm nghiêm trọng hơn rất nhiều và có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
Xử lý khi trẻ bị dị ứng thức ăn
4. Cách phòng tránh khi trẻ bị dị ứng với thức ăn
Để tránh tuyệt đối các biểu hiện gây ảnh hưởng đến sức khỏe, ba mẹ cần phòng tránh dị ứng thức ăn ở trẻ ngay từ bây giờ
– Loại trừ các thực phẩm gây dị ứng ra khỏi khẩu phần ăn của trẻ
– Khi cho bé sử dụng bất cứ sản phẩm nào mẹ hãy đọc kỹ các thành phần trên bao bì để đảm bảo sản phẩm không chứa những loại thức ăn có khả năng gây dị ứng cho trẻ.
– Hãy hỏi bác sĩ về loại thuốc bôi hoặc uống khi dùng trẻ bị dị ứng. Mang theo bên người bất cứ lúc nào.
Trẻ bị dị ứng với thức ăn là tình trạng khá phổ biến, nên quan sát trẻ thường xuyên để nhận biết sớm các biểu hiện dị ứng hay không. Nếu có hãy phòng tránh cho trẻ bằng cách giảm thiểu các tiếp xúc với các chất gây dị ứng và tham khảo lời khuyên từ các chuyên gia y tế.
*Thông tin sưu tầm*