Chuyện trẻ hay ốm vặt đã trở thành nỗi lo lắng lớn của nhiều ba mẹ vì kéo theo đó là một loạt những tình trạng xấu ảnh hưởng đến khả năng phát triển như trẻ quấy khóc, mệt mỏi, biếng ăn và chậm lớn,….Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến việc trẻ thường xuyên ốm vặt hầu hết do chưa có một hệ miễn dịch vững vàng để chống chọi với các tác nhân gây bệnh từ cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể. Nhưng trên thực tế, vẫn còn rất nhiều nguyên nhân khác gây nên vấn đề này. Vậy cụ thể có những nguyên nhân nào khiến trẻ hay ốm vặt? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu nhé.
1. Nguyên nhân trẻ hay ốm vặt
Trẻ hay ốm vặt có sao không? Trẻ hay ốm vặt thường xảy ra trên 8 lần/ năm hoặc có thể thường xuyên hơn nữa. Khi ốm những dấu hiệu như ho, sốt, cảm cúm, viêm đường hô hấp xảy ra khiến trẻ luôn mệt mỏi, yếu kém về thể chất, kèm theo đó là chứng biếng ăn lâu dài có thể gây suy dinh dưỡng, chậm lớn, thấp còi cũng như ảnh hưởng đến cả thế chất và trí não. Vậy đâu là những nguyên nhân trẻ hay ốm vặt?
Do hệ miễn dịch, sức đề kháng kém
Trong giai đoạn đầu đời, cơ thể của trẻ sẽ nhận được một lượng kháng thể miễn dịch lớn thông qua nguồn sữa mẹ hoặc sữa công thức đối với trẻ không có điều kiện bú sữa mẹ. Đến những giai đoạn tiếp theo, hệ miễn dịch đó dần phát triển và hoàn thiện hơn nhờ chế độ dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ,…….Điều này tạo điều kiện thuận lợi giúp trẻ có thể tự bảo vệ bản thân trước sự tấn công mạnh mẽ của các tác nhân gây bệnh từ môi trường.
Tuy nhiên, vì một vài nguyên nhân khiến cho hệ thống miễn dịch của trẻ không đủ sức để chống chọi lại với các tác nhân đó và dễ bị ốm vặt hơn.
Hệ miễn dịch càng yếu trẻ càng hay bị ốm, những triệu chứng đầu tiên và phổ biến nhất là mắc các bệnh đường hô hấp như viêm họng, cảm cúm, ho sốt, sổ mũi,… Nguy hiểm hơn, sức đề kháng của trẻ yếu cộng với việc không được tiêm phòng vắc xin đầy đủ sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm khuẩn như: bạch hầu, ho gà, uốn ván, sốt xuất huyết, lao,..
Trẻ hay ốm vặt do đề kháng kém
Trẻ hay ốm vặt do tiêu hóa kém
Tại sao hệ miễn dịch lại liên quan đến hệ tiêu hóa? Lý do trẻ hay ốm vặt do 80% hệ thống miễn dịch nằm ở đường ruột, khi đường ruột làm việc kém hiệu quả, quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ không được diễn ra thuận lợi. Điều này có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột đồng thời gián đoạn việc cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng, trẻ dễ bị thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết “nuôi dưỡng” cơ thể khỏe mạnh từ đó khả năng phát sinh bệnh cũng tăng cao.
Trẻ chán ăn, biếng ăn, ăn không ngon miệng
Dinh dưỡng là một phần không thể thiếu để tăng cường miễn dịch, tăng cường thể chất và sức khỏe. Vì thế, nếu trẻ có dấu hiệu chán ăn, biếng ăn, ăn không ngon miệng có thể khiến trẻ bị thiếu dinh dưỡng, sức đề kháng kém, dễ bị tác động bởi các yếu tố gây bệnh dẫn đến hay ốm vặt.
Trẻ lười ăn thiếu chất cũng dễ ốm vặt
2. Trẻ hay ốm vặt phải làm sao?
Hãy thay đổi mọi nguyên nhân dẫn đến từ đó ba mẹ sẽ có thể cải thiện được vấn đề này:
– Tăng cường miễn dịch cho trẻ bằng cách:
+ Trẻ hay ốm vặt nên bổ sung gì? Mẹ có thể bổ sung các dưỡng chất thiết yếu từ nhóm nhóm C, D, A, kẽm, sắt, các protein và selen, các chất chống oxy hóa khác,…..
+ Cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ trong vòng 6 tháng đầu đời
+ Ngủ đủ giấc
+ Rèn luyện sức khỏe
+ Giữ gìn vệ sinh thật tốt
+ Tiêm phòng đầy đủ
+ Cho trẻ bổ sung đủ nước cho cơ thể
Ngăn ngừa tình trạng trẻ ốm vặt thường xuyên
– Cải thiện tình trạng biếng ăn, chán ăn
+ Đa dạng thực đơn mỗi ngày và quan tâm đến khẩu vị của con
+ Khuyến khích trẻ ăn bất cứ lúc nào nhưng mỗi bữa ăn nên cách nhau 2 giờ đồng hồ
+ Không gây áp lực cho trẻ bằng việc quát mắng hay ép trẻ ăn
+ Cho trẻ ăn những thứ trẻ thích nhưng vẫn trong những loại thực phẩm lành mạnh
– Tránh lạm dụng thuốc kháng sinh vì sử dụng kháng sinh quá liều có thể giết chết các vi sinh vật có lợi trong đường ruột từ đó liên quan đến vấn đề suy giảm chức năng của hệ thống miễn dịch
– Ngoài ra mẹ có thể thêm bữa phụ cho trẻ với váng Ambrosia bổ sung nguồn năng lượng dồi dào cho trẻ và tăng cường khẩu vị hiệu quả.
Trẻ hay ốm vặt – một vấn đề sức khỏe mà ba mẹ cần phải cải thiện ngay lập tức tránh làm ảnh hưởng lâu dài đến khả năng tăng trưởng ở trẻ.
*Thông tin sưu tầm*