Trẻ kén ăn: Làm cách nào để ba mẹ có thể “đối phó”?

Khác với biếng ăn, trẻ kén ăn vẫn có thể ăn uống bình thường nhưng chỉ ăn một số loại thực phẩm nhất định mà chúng yêu thích và từ chối tất cả các loại thức ăn còn lại. Nếu kéo dài tình trạng này trẻ sẽ thiếu đi một số các dưỡng chất vô cùng quan trọng, không suy dinh dưỡng như trẻ biếng ăn nhưng khó có thể phát triển khỏe mạnh và bắt kịp đà tăng trưởng. Vậy phải làm sao để trẻ ăn được nhiều món ăn hơn?

1. Đồng cảm và giải thích cho con hiểu cần ăn nhiều loại thức ăn

Trẻ kén ăn phải làm sao? Không nản lòng và không bỏ cuộc chính là điều quan trọng nhất để “đối phó” với những trẻ kén ăn. Khi ba mẹ mất kiên nhẫn, ép con ăn hoặc quát tháo sẽ khiến trẻ hình thành tâm lý sợ hãi và bắt đầu kháng cự lại bằng việc bỏ bữa, không chịu ăn hoặc quấy khóc. Vậy nên hãy cố gắng mỉm cười với trẻ, luôn nói chuyện nhẹ nhàng và thực hiện việc khuyến khích con ăn nhiều hơn từ đó trẻ sẽ thích thú việc ăn uống hơn và “thỏa hiệp” thử các món mới.

Với những trẻ lớn hơn, ba mẹ nên thay đổi “tư tưởng” món yêu thích của trẻ bằng cách trò chuyện và giải thích cho con biết tại sao cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho sự phát triển.

2. Trang trí các món ăn đẹp mắt hơn

Bên cạnh hương vị thì “phần nhìn” cũng là một trong những yếu tố kích thích trẻ ăn ngon cũng như đồng ý ăn các món trẻ đã từ chối trước đó. Mẹ có thể sắp xếp các món lên các khay thức ăn có những hình thù hoặc hình vẽ ngộ nghĩnh được trẻ yêu thích, sao đó hãy “trổ tài” trang trí với sự đa dạng màu sắc hoặc tạo hình cho món ăn.


Trang trí món ăn đẹp mắt để hấp dẫn trẻ

3. Tạo điều kiện để cho trẻ có cơ hội được cùng bạn chuẩn bị bữa ăn

Những đứa trẻ kén ăn sẽ có xu hướng thích ăn những món ăn mới lạ nhưng với một điều kiện là được tự tay mình tham gia vào quá trình chế biến hơn là việc có đồ ăn sẵn. Mẹ hãy tạo cho bé cảm giác được sở hữu món ăn. Điều này giúp trẻ sẽ sẵn sàng hơn trong việc thử các món ăn đó và ăn ngon miệng hơn.

4. Không cho trẻ ăn thêm bất cứ món ăn nào trước bữa ăn chính

Khi cho trẻ ăn bất cứ món ăn nào trước bữa ăn chính chỉ khoảng vài phút đồng hồ sẽ khiến trẻ dễ bị no và bỏ qua bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Hơn nữa, những món ăn trước đó khi ăn chung với các món khác trong bữa ăn chính có thể làm thay đổi vị giác của trẻ khá nhiều từ đó chúng sẵn sàng từ chối tất cả kể cả những món yêu thích.

Nếu muốn cho trẻ ăn nhẹ hãy đảm bảo cách bữa chính khoảng 2 – 3 tiếng để thức ăn có thời gian tiêu hóa.


Không cho trẻ ăn thêm gì trước bữa chính

5. Ba mẹ nên làm gương cho con

Trẻ nhỏ là bản sao phản chiếu của ba mẹ trong mọi hoạt động hằng ngày trong đó có thói quen và hành vi ăn uống. Vậy nên trong mỗi bữa ăn, ba mẹ nên cho trẻ ăn chung trong một bàn ăn với gia đình để trẻ học được nhiều quy tắc ăn uống tốt. Nhưng trước đó, ba mẹ cũng cần là người phải thay đổi mọi thói quen và hành vi ăn uống của mình để làm gương cho con.

Với những món trẻ kén ăn, ba mẹ hãy tạo sự hứng thú cho con bằng cách ăn món đó một cách đầy hứng thú, trẻ nhìn theo và dần “bắt chước” hành động đó.

6. Bắt đầu đa dạng thức ăn ngay từ khi ăn dặm

Đa dạng thức ăn cho trẻ ngay khi bắt đầu bước vào thời kỳ ăn dặm ( từ 6 tháng) sẽ giúp khắc phục tình trạng trẻ kén ăn sau này vì được làm quen từ sớm với nhiều hương vị khác nhau.


Đa dạng hóa thức ăn cho trẻ

7. Thay đổi cách chế biến món ăn cho trẻ kén ăn

Đừng thấy trẻ ăn ngon miệng một món nào đó mà lặp đi lặp lại hằng ngày. Khi chỉ với một loại thực phẩm cũng có thể tạo ra được rất nhiều các món ăn ngon khác nhau. Vì thế đừng để bữa ăn của con trở nên đơn điệu, nghèo nàn chỉ với một cách chế biến duy nhất khiến trẻ dễ bị nhàm chán. Ví dụ, nếu bé không thích ăn rau củ luộc, bạn có thể xào, chiên, , nấu súp, luộc, trộn gỏi chua, nướng chấm nước sốt…

Ngoài ra, vì trẻ kén ăn thường chỉ thích ăn một loại thực phẩm yêu thích lúc này mẹ cần dùng “mẹo” kết hợp chúng với những loại thực phẩm trẻ không chịu ăn tạo ra một món ăn hoàn toàn mới.

8. Giới thiệu từng loại thức ăn

Nếu trẻ không thích ăn một món ăn nào đó, hãy chờ từ 3 đến 5 ngày rồi thử lại cho bé. Đừng liên tục giới thiệu chúng trong mọi bữa ăn hằng ngày và cố gắng “nhồi nhét” sẽ khiến trẻ càng chán ghét món ăn đó hơn nữa và rất khó để thử lại sau này. 3 – 5 ngày là khoảng thời gian hợp lý để trẻ quên hương vị trước đó, sẵn sàng thử lại một lần nữa.

Trẻ kén ăn cũng là một vấn đề vô cùng nan giải với ba mẹ. Vì thế, hãy nắm rõ tất cả những mẹo trên và thực hiện đúng cách để đối phó lại với tình trạng kén ăn này.

*Thông tin sưu tầm*

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *