Giai đoạn vàng nào giúp trẻ phát triển chiều cao vượt trội nhất

Theo các chuyên gia dinh dưỡng có 3 giai đoạn được coi là “giai đoạn vàng” phát triển chiều cao của trẻ, nếu được cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng, được vận động thường xuyên và có được một giấc ngủ ngon trong khoảng thời gian này trẻ sẽ sở hữu “đôi chân dài” mà mẹ ao ước. Vậy đó là những giai đoạn nào?

1. Giai đoạn vàng phát triển chiều cao: Giai đoạn bào thai

Bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ, hệ thống xương của trẻ đã bắt đầu được hình thành và phát triển với một tốc độ nhanh chóng. Do đó, trong suốt thời kỳ mang thai, đặc biệt là sau tháng thứ 4, mẹ bầu cần phải xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học cung cấp một hàm lượng canxi, vitamin D, photpho,……thích hợp để tạo tiền đề cho sự phát triển chiều cao của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong giai đoạn tiếp theo.

Vậy để phát triển chiều cao ăn gì? Dưới đây là một số gợi ý về những loại thực phẩm giúp thai nhi phát triển chiều cao tốt nhất:

– Sữa và các chế phẩm từ sữa

– Thịt bò, thịt gà

– Trứng gà

– Hải sản có vỏ

– Bổ sung rau của qu, trái cây

– Ngũ cốc

Giai đoạn 1 phát triển chiều cao

2. Giai đoạn vàng phát triển chiều cao: Giai đoạn từ 0 – 2 tuổi

Chuyển tiếp từ giai đoạn thai kỳ sang giai đoạn trẻ được sinh ra cho đến khi 2 tuổi cũng là giai đoạn “vàng” ba mẹ cần lưu ý để phát triển chiều cao của trẻ.

Tuy nhiên, ở giai đoạn này vì hệ miễn dịch cũng như hệ tiêu hóa của trẻ còn khá non nớt nên rất trẻ dễ bị ốm và gặp phải một số vấn đề đáng lo ngại từ đó gây cản trở cho quá trình tăng trưởng chiều cao, cân nặng của trẻ. Nhưng nếu được nuôi dưỡng tốt, trẻ có thể tăng 25cm trong năm đầu tiên và 10cm trong năm tiếp theo. Như vậy, trong 3 năm đầu đời, trẻ có thể cao tới 45cm – đây là một con số ấn tượng đối với sự phát triển chiều cao của trẻ.

Dinh dưỡng vấn là yếu tố “tiên quyết” ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ nhiều nhất. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, trẻ trong 6 tháng đầu tiên nên được bú mẹ hoàn toàn bởi trong sữa mẹ chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết không chỉ giúp con tăng trưởng chiều cao mà còn hỗ trợ quá trình phát triển toàn diện, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hóa. Nhưng nếu sữa mẹ không đủ, hãy bổ sung kịp thời cho trẻ nguồn sữa công thức.

Sau 6 tháng, trẻ bắt đầu chuyển sang giai đoạn ăn dặm, lúc này mẹ có thể bổ sung đa dạng hơn nguồn thực phẩm hỗ trợ phát triển chiều cao như mẹ cần chú đậu nành, cá hồi, yến mạch, hải sản các loại… trong chế độ ăn uống hàng ngày.’

Giai đoạn 2 phát triển chiều cao

3. Phát triển chiều cao tuổi dậy thì

Sau giai đoạn 0 – 3 tuổi, tốc độ phát triển chiều cao của trẻ sẽ có sự chững lại, mỗi năm, trẻ chỉ tăng khoảng 6cm/năm. Nhưng từ giai đoạn đó cho đến khi đạt tuổi dậy thì, ba mẹ vẫn phải duy trì những chế độ ăn uống tốt, sinh hoạt hợp lý để tiếp tục tạo tiền đề cho giai đoạn “cuối cùng”.

Giai đoạn cuối cùng đó chính là tuổi dậy thì ( gái được tính từ 10 – 16 tuổi, trai được tính từ 12 – 18 tuổi). Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, tuổi dậy thì quyết định đến 23% chiều cao của người trưởng thành và theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trẻ tuổi dậy thì (12-18 tuổi) tăng trưởng vượt bậc về cả cơ bắp, khung xương. Khi tốc độ tăng chiều cao đạt đỉnh, trẻ có thể tăng 10-15 cm/năm và sẽ giảm dần sau đó. Trong thời gian này, trẻ có thể đạt 15-20% chiều cao tuổi trưởng thành.

Từ những con số này có thể thấy được giai đoạn dậy thì quan trọng như thế nào đối với một đứa trẻ đặc biệt trong vấn đề tăng trưởng chiều cao cho chúng. Giai đoạn này ba mẹ vẫn tiếp tục bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu trong một hàm lượng cho phép. Tích cực khuyến khích trẻ tham gia các môn thể dục thể thao nhiều hơn và phải luôn nhắc nhở trẻ ngủ sớm.

Giai đoạn 3 phát triển chiều cao

Con phát triển chiều cao vượt trội là mong muốn của hầu hết các bậc làm cha làm mẹ. Vì thế nắm bắt được các giai đoạn tăng trưởng như trên sẽ giúp ba mẹ kịp thời bổ sung nguồn dinh dưỡng và xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý hơn cho con.

*Thông tin sưu tầm*

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *