TreBệnh của trẻ xảy ra thường xuyên do sức đề kháng kém, miễn dịch yếu, hệ tiêu hóa non nớt nên trẻ dễ trở thành đối tượng tấn công các loại vi khuẩn, virus có hại. Biết cách xử lý kịp thời, nhanh chóng bệnh của trẻ, ba mẹ mới có thể đảm bảo được trẻ có được sức khỏe tốt nhất để ăn ngon, ngủ yên và tăng trưởng khỏe mạnh. Vậy những bệnh đó là bệnh nào? Cách điều trị ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé.
1. Tiêu chảy
Các bệnh của trẻ này thuộc nhóm bệnh phổ biến nhất mà trẻ có thể gặp phải ở bất cứ giai đoạn nào. Tiêu chảy là hiện tượng trẻ đi ngoài phân lỏng nước hơn 3 lần/ngày, phân mùi hôi tanh. Nếu trẻ bị tiêu chảy kéo dài 7-14 ngày sẽ là bệnh lý nghiêm trọng hơn, gọi là tiêu chảy cấp.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy bao gồm: nhiễm trùng đường ruột do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng; tiêu chảy do thức ăn; chế độ ăn nhiều đường (ăn nhiều đồ ngọt, uống nhiều nước trái cây đóng hộp…); dị ứng thực phẩm; không dung nạp lactose, fructose hoặc sucrose; đang bị các vấn đề về ruột như bệnh celiac, viêm ruột, viêm dạ dày, viêm loét đại tràng…
Khi tiêu chảy, trẻ sẽ kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, quấy khóc nhiều, buồn nôn, sốt và mất nước. Vì vậy việc xử lý cũng cần phải nhanh chóng. Trong suốt thời gian trẻ bị tiêu chảy, ba mẹ cần chăm sóc như sau:
– Cho trẻ uống nhiều thật nhiều nước ( sữa, nước lọc, nước ép nguyên chất, cháo, súp, nước dừa) hoặc nước điện giải để bù lại lượng nước đã mất do tiêu chảy gây ra.
– Trẻ vẫn cần phải được ăn đủ bữa mỗi ngày ( 3 bữa chính, 1 bữa phụ), nếu trẻ mệt mỏi không muốn ăn mẹ có thể chế biến món ăn khác. Nếu trẻ nôn hãy ngưng 10 phút, sau đó ăn/uống chậm lại.
– Không được tự ý mua thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ khi không có sự hướng dẫn từ bác sĩ.
– Trong trường hợp tiêu chảy cấp, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức.
Trẻ tiêu chảy
2. Bệnh của trẻ: Nhiễm khuẩn đường hô hấp
Dinh dưỡng không đủ, trẻ không được tiêm chủng, đặc biệt vào thời điểm giao mùa khi thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ tăng giảm liên tục – là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus sinh sôi và tấn công mạnh mẽ, bệnh của trẻ này lại càng có nguy cơ gia tăng nhiều hơn. Đây là tình trạng các cơ quan thuộc hệ hô hấp bị nhiễm khuẩn và thường được phân loại thành nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới.
– Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: Xảy ra ở vùng tai mũi họng có thể bao gồm viêm xoang, viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan…
– Nhiễm khuẩn hô hấp dưới: viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm áp xe,….trong đó viêm phổi là nguy hiểm nhất.
Bệnh của trẻ – nhiễm khuẩn đường hô hấp phải xử lý như thế nào?
– Vệ sinh mũi cho trẻ bằng tăm bông và nước muối sinh lý
– Nếu trẻ sốt 37,50C đến dưới 38,50C thì cần nới rộng và bỏ bớt quần áo, chăn đắp; lấy khăn thấm nước ấm chườm trán, nách, bẹn.
– Cho trẻ uống nước hoặc nước điện giải
– Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ
– Đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn cụ thể về việc dùng thuốc điều trị cũng như giảm khả năng trẻ mắc các bệnh lý hô hấp nặng hơn.
Trẻ nhiễm khuẩn hô hấp
3. Trẻ sốt cao
Sốt là hiện tượng rất phổ biến do lúc này hệ miễn dịch của trẻ còn khá yếu, khi bị tấn công bởi các loại vi khuẩn, virus thân nhiệt của trẻ sẽ tăng cao để hỗ trợ miễn dịch chống lại các tác nhân có hại này xâm nhập vào cơ thể.
Nếu phổ biến trong khoảng 36, 5 – 37,5 độ C, ba mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà nhưng nếu thân nhiệt tăng cao trên mức 38.5 độ C thường sẽ kèm theo triệu chứng co giật nguy hiểm. Do đó, điều quan trọng nhất là ba mẹ cần theo dõi mức độ sốt của trẻ thường xuyên.
Cách chăm sóc trẻ khi bị sốt như sau:
– Khi bệnh của trẻ này bắt đầu tăng nhiệt cao, mẹ cần lau người cho trẻ bằng nước ấm không phải nước lạnh
– Quan trọng nhất vẫn là bổ sung thật nhiều nước và điện giải
– Mặc quần áo thật thoải mái, có khả năng thấm hút tốt, tránh cho trẻ mặc quá dày hoặc quấn thật nhiều chăn sẽ làm thân nhiệt tăng cao hơn
– Sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ được lên đơn từ dược sĩ, bác sĩ
– Không cho trẻ ở không gian quá kín
– Khi trẻ hạ bớt sốt, hãy cho trẻ hoạt động nhẹ nhàng, tránh nằm 1 chỗ quá lâu
– Theo dõi nhiệt độ của trẻ và thường xuyên đo lại thân nhiệt cho trẻ
– Khi trẻ sốt quá cao khó giảm kèm theo các biểu hiện bất thường khác như co giật ba mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở ý tế ngay lập tức.
Trẻ sốt
Những bệnh của trẻ thường gặp này không thể tránh khỏi trong suốt hành trình phát triển. Vì thế chủ động nắm rõ những cách xử lý sẽ giúp ba mẹ chăm sóc trẻ tốt hơn.
*Thông tin sưu tầm*