Gia vị chính là thứ giúp món ăn gia tăng được hương vị hấp dẫn, đậm đà, kích thích khẩu vị trẻ hiệu quả. Tuy nhiên ở từng giai đoạn khác nhau cách nêm gia vị thêm cũng sẽ có sự phân biệt rõ ràng, trẻ càng nhỏ càng không nên sử dụng quá nhiều gia vị như hạt nêm, đường, muối,…bởi chức năng thận, lưỡi, tiêu hóa,…khá yếu kém. Do đó, trong bài viết dưới đây, Ambrosia hướng dẫn mẹ cách nêm gia vị cho trẻ thích hợp trong từng độ tuổi.
1. Cách nêm gia vị cho trẻ từ 6 – 7 tháng tuổi
Có nên nêm gia vị cho trẻ dưới 1 tuổi? Cụ thể là từ 6 – 7 tháng thuộc giai đoạn bắt đầu làm quen với chế độ ăn dặm vì thế trẻ từ 6 – 7 tháng mẹ không nên nêm nếm bất cứ loại gia vị nào khác. Lúc này tốt nhất nên cho trẻ ăn gia vị tự nhiên của thực phẩm để con cảm nhận được hương vị nguyên bản nhất.
Vậy tại sao không được nêm gia vị cho trẻ? Việc cho trẻ ăn gia vị như muối, đường, mắm, hạt nêm,….có thể gây hại đến các cơ quan quan trọng như suy giảm chức năng đào thải của thận, rối loạn vị giác, hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng trẻ có thể tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng,……
Mẹ đừng lo vị thức ăn nhạt con sẽ không muốn ăn, sữa mẹ hay sữa công thức cũng sẽ có vị nhàn nhạt như vậy, đây có thể coi là hương vị quen thuộc nhất đối với trẻ. Việc con không muốn ăn hãy thử thay đổi cách chế biến, cách trang trí món ăn hay cách cho con ăn,……đừng nên nêm gia vị.
Tuy nhiên mẹ vẫn có thể bổ sung thêm dầu thực vật, dầu hướng dương, dầu gấc,….. vào đồ ăn dặm khi bé từ 6 – 7 tháng tuổi.
Tại sao không nên nêm gia vị cho trẻ từ sớm
2. Nêm gia vị ăn dặm giai đoạn từ 8 – 12 tháng tuổi
Ở giai đoạn này, mẹ đã có thể nêm cho trẻ một chút muối với lượng chỉ ½ muỗng/ngày và không dùng quá 4 lần/tuần. Khi nêm, hãy cho từng chút một và nêm nếm thường xuyên để tránh việc món ăn bị mặn. Ngoài ra hãy theo dõi trẻ liên tục từ 3 – 5 ngày để nắm bắt được những phản ứng của trẻ với món ăn đã thêm gia vị.
Ngoài ra mẹ vẫn nên sử dụng những loại dầu thực vật để gia tăng hương vị thơm ngon cho món ăn, kích thích trẻ ăn ngon miệng.
3. Cách nêm gia vị giai đoạn 1 – 2 tuổi
Trẻ trên 1 tuổi, mẹ đã có thể sử dụng đa dạng các loại gia vị khác nhau cho trẻ nhưng hãy tuân theo liều lượng gợi ý sau:
– Muối, đường: ½ muỗng cà phê
– Hạt nêm: ½ muỗng cà phê
– Tiêu: ¼ muỗng cà phê
– Hành tỏi: ½ muỗng cà phê
– Nước mắm: 1 muỗng cà phê
– Mật ong: 1 muỗng cà phê
– Dầu ăn: 3 muỗng cà phê
Tuy nhiên, hãy tuân theo nguyên tắc từ ít tới nhiều, cụ thể mẹ không nên ngay lập tức nêm gia vị cho trẻ ăn dặm theo liều lượng như trên mà ban đầu chỉ cho một lượng nhỏ hơn rồi sau đó mới tăng dần theo thời gian. Đừng quên vẫn tiếp tục theo dõi những phản ứng của trẻ để kịp thời điều chỉnh.
Từ 1- 2 tuổi mẹ có thể nêm gia vị nhưng chú ý sử dụng liều lượng thích hợp
4. Cách nêm gia vị cho trẻ ăn dặm trên 3 tuổi
Giai đoạn này bé đã hoàn toàn phát triển về mặt vị giác, tiêu hóa các các chứng năng cơ quan khác. Nhưng mẹ vẫn nên hạn chế đường, muối, nước mắm, bột ngọt,……để tránh ảnh hưởng sức khỏe nếu ăn quá nhiều cũng như đảm bảo khả năng hấp thu tốt nhất cho sự phát triển. Đồng thời điều chỉnh một liều lượng hợp lý giữa các loại gia vị khác nhau.
5. Một số lưu ý khi nêm nếm gia vị thích hợp
Ngoài những lưu ý trên, ba mẹ hãy chú trọng thêm một số điều quan trọng sau:
– Tránh thêm các chất tạo màu, tạo mùi nhân tạo trong thực đơn của trẻ.
– Trước khi cho trẻ ăn, cha mẹ vẫn nên nếm thử trước để bảo đảm món ăn không quá nhạt hoặc quá mặn.
– Cha mẹ có thể thêm một lượng nhỏ phô mai vào khẩu phần vì trong phô mai có chứa một lượng muối nhất định. Ngoài muối, phô mai còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như vitamin A, vitamin D, kẽm, canxi,…
– Ba mẹ nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng trước khi thêm loại gia vị mới trong món ăn của trẻ, đặc biệt là các loại gia vị dễ gây dị ứng như hạt tiêu, ớt,…
– Tốt nhất ba mẹ chỉ nên cho trẻ sử dụng tối đa hai loại gia vị trong một món ăn.
Lưu ý khi thêm gia vị cho trẻ
Hy vọng bài viết đã giúp ba mẹ nắm rõ về cách sử dụng, nêm gia vị thích hợp trong từng giai đoạn khác nhau.
>>>Xem thêm: Tác hại của một số loại gia vị khi dùng không thích hợp với trẻ
*Thông tin sưu tầm*